TRÒ CHƠI GHÉP HÌNH CÁC TỈNH TRÊN BẢN ĐỒ VIỆT
“ Từ nhỏ em rất thích chơi những trò chơi từ các mô hình lắp ghép có sẵn” – Em Trần Khả Hân, học sinh lớp ba3 trường TH An Lộc A đã mở đầu câu chuyện với chúng tôi về ý tưởng em làm ra trò chơi ghép hình các tỉnh trên bản đồ Việt Nam từ những mảnh ghép.
Những mảnh ghép làm nên tấm bản đồ Việt Nam được em Hân làm từ những miếng nhựa xốp mềm, thường được các cô giáo mầm non dùng làm đồ chơi cho trẻ.
Em Trần khả Hân bên tấm bản đồ dự thi của mình |
Bơm pit tông đơn
Mỗi lần được cha mẹ cho theo vào bệnh viện thăm người thân, nhìn thấy những cô chú điều dưỡng dùng ống tiêm để tiêm thuốc cho bệnh nhân em Hoàng Nguyễn Anh Khoa lớp 1, trường tiểu học An Lộc A đã nảy ý định thiết kế làm một mô hình bơm nước hoạt động giống như cái bơm tiêm.
Mô hình gồm có một cái bình nhựa để chứa nước, một mô tơ điều khiển pít tông hoạt động qua hệ thống kết nối chuyển động. Khi mô tơ hoạt động sẽ điều khiển pít tông bơm nước trong thùng ra ngoài. Bơm có thể dùng để bơm nước trong bể cá cảnh, tưới rau, cây xanh. Em Khoa cho biết: Hạn chế ở mô hình này là bơm vẫn chỉ hoạt động bơm nước theo một chiều khi pít tông đi xuống, trong thời gian tới em sẽ tiếp tục nghiên cứu cải tiến để pít tông đi lên hay đi xuống đều bơm được nước.
Em Nguyễn Anh Khoa, lớp 1 trường TH An Lộc A |
Đồ dùng học tập môn vật lý dành cho học sinh khuyết tật tay
Chỉ với ba mảnh bìa cứng, cùng với sự khéo tay em Trần Phương Hảo lớp 11T1, trường THPT chuyên Bình Long đã sáng chế ra đồ dùng học tập môn vật lý lớp 11 dành cho học sinh khuyết tật tay.
Đồ dùng học tập môn vật lý lớp 11 dành cho học sinh khuyết tật tay gồm có ba mô hình: bàn tay trái, bàn tay phải, nắm bàn tay phải để vận dụng quy tắc bàn tay trái, bàn tay phải, nắm bàn tay phải mà không phải sử dụng đến bàn chân.
Dùng mô hình bàn tay trái: khi xác định chiều của véc - tơ lực điện từ tác dụng lên một đoạn mạch có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường;
Dùng mô hình bàn tay phải: Xác định chiều cực âm sang cực dương của dòng điện.
Dùng mô hình nắm bàn tay phải: Xác định phương, chiều cảm ứng từ và phương chiều của véc tơ cường độ dòng điện.
Em Trần Phương Hảo lớp 11T1, trường THPT chuyên Bình Long |
Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Bình Phước được phát động hàng năm. Nhằm khơi dạy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của thanh thiếu niên nhi đồng toàn tỉnh, giúp các em trao dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng cho các em trở thành nhà sáng chế trong tương lai.
Văn Dũng
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn