Năm 2014, trước khi giao trâu các hộ được tập huấn kỹ thuật làm chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trị bệnh, chế biến dự trữ thức ăn cho trâu. Sau đó mới được giao trâu (phương án hỗ trợ kinh phí chích ngừa vác xin hàng năm theo quy định.
Ngày 18 tháng 3 năm 2016, đại diện tổ quản lý bao gồm Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Phước, Trạm Khuyến nông thị xã Bình Long, UBND xã Thanh Lương đã tiến hành kiểm tra định kỳ khả năng sinh trưởng phát triển của đàn trâu năm 2016.
Kết quả kiểm tra cho thấy đàn trâu sinh trưởng phát triển tốt, có 01 con trâu của hộ ông Điểu Nhông, ấp Sóc Giếng đã đẻ được 01 con, một số trâu cái đã chịu đực. Tuy nhiên trong 02 năm đã có 04 con trâu cái ở ấp Sóc Giếng bị chết. Nguyên nhân: 01 con do bị chướng hơi, 02 con bị bệnh thần kinh, 01 con bị xe tông, các hộ đã báo cáo kịp thời cho Ban chỉ đạo. Hiện nay vẫn còn 02 con thỉnh thoảng xuất hiện triêu chứng thần kinh.
Đàn trâu ấp Sóc Giếng đã bắt đầu sinh sôi nảy nở |
Có thể nói rằng, đây là phương án rất thiết thực, thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ đặc biệt của tỉnh nhằm tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời cũng là để góp phần thực hiện mục tiêu Chương trình Quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Các cơ quan chức năng đã rất sát sao trong việc hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trị bệnh. Các hộ thuộc ấp Sóc Giếng nói chung đã chăm sóc rất tốt đàn trâu của mình, có cắt cỏ cho ăn thêm hoặc dự trữ rơm và các phụ phẩm nông nghiệp cho trâu ăn vào mùa khô.
Tuy nhiên một số hộ thuộc ấp Phố Lố vẫn còn tư tưởng “Trâu của Nhà nước, không phải tiền của mình bỏ ra” nên việc chăm sóc đàn trâu còn rất hạn chế. Qua trao đổi với ấp phó ấp Phố Lố, ông Điểu Sơn cho biết: Đàn trâu của dân (kể cả trâu Nhà nước hỗ trợ) chỉ đảm bảo thức ăn xanh vào mùa mưa do người dân đi chăn thả, còn mùa khô thì hầu như không có gì, rơm thì để giành cho bò, phần rạ khô ngoài đồng mới dành cho trâu, trâu đói thì phải ăn ngoài ra không có gì cho ăn thêm, người dân cũng còn khó khăn, rất mong được sự tiếp tục hỗ trợ của cấp trên.
Lúc chúng tôi đi kiểm tra, cả người chăn và trâu cứ lang thang trên cánh đồng khô hạn chỉ còn trơ những gốc rạ, nước uống cho trâu ngoài đồng cũng khan hiếm. Hiện nay đang trong thời tiết nắng nóng, khô hạn khốc liệt không biết đàn trâu sẽ chống chọi như thế nào để đợi mùa mưa đến. Cho cần câu, chỉ cách câu song để câu được cá ăn vẫn còn là một vấn đề khó khăn đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nguyễn Thị Hạnh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn