Trong phần đọc văn, để tiết học thêm sinh động tôi cho học sinh đóng vai theo nhân vật đọc. Đọc đến Lớp IV, cuộc đối thoại của Lê Trung Mại hỏi và Tên Nội Giám trả lời, đến câu cuối cùng của đoạn thoại Tên Nội Giám em học sinh đọc “Tình hình nguy ngập lắm rồi”. Tôi nhắc học sinh là em đã đọc nhầm, đọc lại cho đúng lời nhân vật là “ Tình thế nguy ngập lắm rồi”. Học sinh của tôi liền trả lời: “Tình hình nguy ngập lắm rồi” - mới đúng thầy à, sách của em như vậy mà. Tôi liền đi xuống phía em học sinh và đối chiếu thì hóa ra sách của học sinh ở ban nâng cao là “Tình hình nguy ngập lắm rồi” còn nhìn vào sách cơ bản tôi đang cầm do nhà xuất bản giáo dục in xong tháng 3/2013 thì “ Tình thế nguy ngập lắm rồi”.
Cũng một đoạn trích của vở kịch mà sao ban nâng cao khác ban cơ bản về lời thoại của nhân vât? Tôi đành “khất” và trấn an học sinh chắc do lỗi… kỹ thuật biên tập tái bản. Vì SGK cơ bản xuất bản 2013, còn bản nâng cao xuất bản từ năm 2007. Nhưng cũng trong văn bản soạn lại in mỗi ban một khác, mỗi lần xuất bản lại không giống nhau để dẫn đế sự thắc mắc khó lý giải trên của thầy trò trong một văn bản văn học?. Lẽ ra nhà xuất bản cũng có chú thích cuối trang là khác nhau do bản học hay lần xuất bản… nguyên nhân gì thì cũng không có chú thích nên có học sinh thắc mắc cũng đúng, chả lẽ lời thoại của nhân vật lại không đồng nhất ở mỗi sách vậy sao?.
Quyết Lam
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn