Thủ tướng giao Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, đề xuất việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân và cách thức lựa chọn, suy tôn Quốc hoa. Việc lựa chọn Quốc hoa cần có hình thức thích hợp để hợp đề đông đảo nhân dân trong cả nước lựa chọn, suy tôn.
Trước đó, trong tiến trình xúc tiến công việc, Bộ VHTTDL đã lập Ban soạn thảo “Đề án nghiên cứu lựa chọn và tôn vinh Quốc hoa Việt Nam” và tổ chức một số hội thảo về Quốc hoa.
Quốc hoa sẽ là một biểu tượng văn hóa đặc trưng cho dân tộc, tượng trưng cho tinh thần dân tộc. Chính vì thế, việc lựa chọn Quốc hoa cần hết sức thận trọng và phải đạt đồng thuận cao.
Đám cưới của 10 đôi tổ chức lễ cưới tập thể tại Hà Nội |
Gia đình nơi kết nối yêu thương
Ngày 16/3 tại Hà Nội, Lễ phát động “Năm Gia đình Việt Nam 2013” đã được tổ chức. Năm Gia đình Việt Nam 2013 sẽ tập trung vào một số hoạt động chính như: đẩy mạnh công tác phối hợp với truyền thông về xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng mô hình gia đình với bảo vệ tài nguyên môi trường và thực hiện an toàn giao thông tại các địa phương; phòng chống bạo lực gia đình; tiếp tục chỉ đạo thực hiện đề xuất, tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ xây dựng gia đình, thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình…
Hưởng ứng Năm Gia đình 2013, ngày 17/3, một hoạt động hết sức thú vị diễn ra tại Thủ đô Hà Nội: Một đám cưới tập thể của 10 đôi nam nữ đã được tổ chức tại Trường Tiểu học Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai.
Đây là đám cưới thực hiện theo nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi do Thành đoàn Hà Nội tổ chức. 10 đôi tổ chức lễ cưới theo phong cách mới vừa tiết kiệm, văn minh nhưng vẫn đầy đủ các nghi lễ cảu đám cưới truyền thống.
Tại lễ cưới này, mô hình “Phòng cưới văn hóa” và câu lạc bộ “Gia đình trẻ” cũng được ra mắt nhằm phổ biến các kiến thức về vấn đề sinh sản, văn hóa ứng xử gia đình, các kĩ năng gia đình cơ bản cho các cặp đôi.
Văn hóa muôn màu
Sau 4 ngày với các hoạt động phong phú, đặc sắc, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã bế mạc vào đêm 11/3.
Thu hút gần 30.000 du khách và lượt người tham qua, mua sắm cùng nhiều hợp đồng mua bán cà phê với nước ngoài được ký kết. Lễ hội không chỉ là một hoạt động văn hóa đặc sắc về đất và người Tây Nguyên mà còn là dịp tốt quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng, cà phê Việt Nam nói chung, một thứ uống ngon phù hợp với khẩu vị các vùng khác nhau trên thế giới, vừa mang thông điệp về văn hóa của Việt Nam một đất nước nhiều dân tộc thông điệp hòa bình của nhân dân Việt Nam.
Ngày 14/3, Lễ kỷ niệm 60 năm Điện ảnh Cách mạng VN (1953 – 2013) diễn ra trọng thể tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.
Nhìn lại chặng đường 60 năm qua, Bộ trưởng Bộ VHDLTT Hoàng Tuấn Anh khẳng định Điện ảnh Cách mạng Việt Nam có quyền tự hào về những đóng góp to lớn, về nỗ lực, sự cố gắng và cả tinh thần sẵn sàng hy sinh để khẳng định sức sống của một ngành nghệ thuật tổng hợp mang hơi thở cuộc sống.
Hiện nay, Nghệ thuật thứ 7 của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển cùng nhiều thách thức. Để tiến mạnh trong hội nhập quốc tế, điện ảnh, hơn lúc nào hết cần thực sự thay đổi cách nghĩ, cách làm vì điện ảnh giờ “không thể sống như thời bao cấp”. Đây cũng là đòi hỏi tự thân của bộ môn nghệ thuật này.
Trong tuần, Bộ VHTTDL đã đồng ý việc chức Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần thứ III - năm 2013 trong khuôn khổ Festival Quảng Nam lần thứ V tại Hội An (Quảng Nam) vào tháng 6/2013.
Vòng chung kết cuộc thi sẽ diễn ra từ ngày 5 - 21/6 tại TP Hội An. Đêm chung kết diễn ra lúc 19 giờ 30 ngày 21/6 với các phần thi: Trình diễn trang phục truyền thống dân tộc; trình diễn trang phục áo tắm và trình diễn trang phục dạ hội.
Ngày 13/3, tại cuộc họp lấy ý kiến các cơ quan báo chí về việc bầu chọn Đại sứ du lịch Việt Nam 2013, ông Nguyễn Văn Tình, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VHTTDL), cho biết việc công bố danh hiệu này sẽ thực hiện vào tháng 4.
Nhằm tạo thêm điểm nhấn, một sản phẩm du lịch và là điểm hẹn giao lưu nghệ thuật, TP Đà Nẵng đã khởi động Chương trình Âm nhạc đường phố 2013 từ tháng 3 đến tháng 10, định kỳ 2 lần/tháng phục vụ người dân và du khách khi tản bộ, ngắm cảnh đêm. Đây là loại hình âm nhạc du ca, mộc mạc, có sự tương tác cao giữa nghệ sĩ biểu diễn và khán giả.
Đám cưới chuột. Tranh dân gian Đông Hồ |
Tối 16/3, tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ đón nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” và chương trình nghệ thuật Về miền Quan họ năm 2013.
Tranh Đông Hồ là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Nhà thơ Hoàng Cầm từng viết những câu thơ nổi tiếng về dòng tranh này: “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong/Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”.
Đầu năm 2013, Bộ VHTTDL đã công bố “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” là 1 trong 33 di sản phi vật thể quốc gia.
Giá trị độc đáo, đặc sắc và của tranh dân gian Đông Hồ được thể hiện từ những chất liệu, màu sắc dân gian quen thuộc, gần gũi với thiên nhiên, gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người dân Việt.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn