Ông Dương Hùng Sang đang hướng dẫn hội viên sử dụng điện |
Trong vai trò nhịp cầu nối giữa các tổ chức cá nhân làm từ thiện nhân đạo đến với hội viên người mù và đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn thị xã, mỗi năm ông Dương Hùng Sang vận động được gần một ngàn phần quà có giá trị trao cho hội viên, hộ đồng bào nghèo trên địa bà thị xã. Nhờ làm tốt công tác tổ chức cũng như chọn đúng đối tượng nhận quà nên đã có nhiều tổ chức cá nhân làm từ thiện gắn bó với hội nhiều năm nay. Bên cạnh chăm lo đời sống tinh thần cho hội viên, hàng năm ông Sang mở lớp tập huấn định hướng di chuyển cho hội viên tham gia, lớp học chữ Braille, học vi tính, ông Sang chia sẻ: “ Trình độ tiếp thu của hội viên người mù có khác: Thứ nhất độ tuổi, thứ hai kỹ năng tiếp thu của mỗi người, có người thì tiếp thu được có người không nhưng có người chỉ một lần là hiểu có người không hiểu được nên mình phải dùng kỹ sảo riêng, kinh nghiệm riêng; Trong quá trình sinh hoạt với người mù mình mới tìm ra được những hướng dẫn riêng từng đối tượng”
Anh Phạm Ngọc Tuấn, sinh năm 1968, tổ 7, khu phố Phú Cương, phường An Lộc, năm anh 15 tuổi bị tai nạn mìn nổ, thị lực giảm 50%, đến năm 25 tuổi (1993) anh mù hẳn. Được sự động viên từ vợ và người thân, nhất là anh Sang, năm 1998 anh tham gia vào Hội. Từ lúc tham gia vào Hội anh Tuấn được học chữ, học nghề cảm thấy vui, tích cự trong công việc, hòa đồng cùng với anh em. Đến năm 2000 anh được hội viên tín nhiệm bầu vào chức danh Phó Chủ tịch Hội người mù thị xã Bình Long cho đến ngày hôm nay. Anh Phạm Ngọc Tuấn nói: “Lúc đầu tiên không biết gì về chữ nổi, không biết cách hoạt động Hội thế nào, sinh hoạt ra sao. Nhờ anh Sang giúp đỡ chỉ bảo học chữ nổi, làm chổi, làm tăm. Không chỉ riêng mình những anh em khác cũng vậy anh Sang rất nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo”.
Em Nguyễn Thị Kim Trang, sinh năm 2004, nhà ở KP Phú Trung, phường An Lộc. Em bị mù bẩm sinh và bệnh thiểu não. Em tham gia sinh hoạt Hội năm 2012. Được thầy Sang cùng các cô chú trong Hội nhiệt tình dạy bảo; từ 1 cô bé không biết gì đến nay em đã tự biết chăm sóc bản thân, biết đọc và viết chữ Braille khá thành thạo, cũng biết sử dụng máy vi tính và chơi đàn Organ, em Nguyễn Thị Kim Trang tâm sự: “Lúc chưa vào đây ở nhà buồn lắm ba mẹ không cho con làm gì hết đó. Khi vào Hội có các bạn học nên cũng vui lắm. Ước mơ của em là sau này làm giáo viên dạy âm nhạc”.
Được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Sang, 21/144 hội viên người mù thị xã Bình Long đã biết đọc, viết chữa braille; 05 em biết sử dụng máy vi tính, 01 em biết chơi đàn Organ.
Hiện nay đời sống người mù trên địa bàn thị xã tạm ổn, đó là nhờ Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ, đối tượng mù vĩnh viễn đã Nhà nước hỗ trợ thường xuyên hàng tháng. Tuy nhiên vẫn còn một số hội viên bị mù mờ chưa được hưởng, số này mong muốn có một công việc. Người mù ngoài bóng tối ra họ không biết làm cái gì ngoài việc học tập và làm việc để giải khuây quên đi bóng tối bệnh tật. Do đó người mù có một việc làm là rất cần thiết, họ có nguồn thu nhập cá nhân, bớt đi một phần lo của xã hội. Ông Dương Hùng Sang trăn trở: Nếu được cộng đồng xa hội giúp đỡ việc làm người mù, thì người mù làm được rất nhiều việc. Ví dụ: đối với Bệnh viện đã tạo việc làm cho người mù quanh năm như dụng cụ vệ sinh, bàn chải, chổi, Công ty Cao su tạo việc làm cho người mù như: bẻ kiềng, dập máng đóng. Tất cả không khó đối với người mù. Tuy nhiên đầu ra sản phẩm là nơi nhận sản phẩm của người mù là rất khó”.
Biết tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân từ thiện, ông Dương Hùng Sang cùng BCH Hội người mù thị xã Bình Long đã chăm lo đời sống hội viên ngày được tốt hơn. Giúp họ quên đi mặc cảm sống có ích cho gia đình và xã hội.
Minh Hiếu
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn