HỘI THẢO PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHỔI RỒNG TRÊN CÂY NHÃN

Thứ năm - 31/10/2013 08:34
Ngày 25 tháng 10, tại nhà văn hóa ấp Thanh An xã Thanh Lương Trung tâm học tập cộng đồng xã Thanh Lương phối hợp với trạm bảo vệ thực vật Thị xã Bình Long, Công ty bảo vệ thực vật Syngenta Bình Phước tổ chức hội thảo phòng và điệu trị bệnh chổi rồng trên cây Nhãn do kỹ sư Nguyễn Mạnh Linh công ty bảo vệ thực vật Syngenta hướng dẫn. Tham gia buổi hội thảo là những chủ vườn Nhãn ấp Thanh An.

Kỹ sư Nguyễn Mạnh Linh công ty bảo vệ thực vật Syngenta Bình Phước hướng dẫn những chủ vườn Nhãn ấp Thanh An phòng và điều trị bệnh chổi rồng trên cây Nhãn.

 

Kỹ sư Nguyễn Mạnh Linh công ty bảo vệ thực vật Syngenta cho biết: Bệnh chổi rồng trên cây Nhãn do một loại nhện Lông Nhung gây nên. Đây là đối tượng gây hại có kích thước rất nhỏ không thể quan sát được bằng mắt thường. bà con muốn quan sát được thì phải có kính hiển vi có độ phóng đại hàng trăm lần mới thấy được. Nhện thường sống ở lá non, kẹt của đọt non. Giải thích về phương thức truyền bệnh của nhện Lông Nhung Kỹ sư Nguyễn Mạnh Linh cho Biết: “ Gây sùi đọt không phải con nhện cắn gây sùi mà là do một loại vi - rút từ nhện lông nhung khi chích vào đọt non nhãn sẽ truyền bệnh vào. Vi rút phát triển nhân mật độ lên và làm sùi đọt. Chúng ta muốn quản lý nó, chúng ta chỉ cần quản lý con nhệnh lông nhung thôi, nếu vi- rút ngấm vào chồi nhãn thì không thể trị được, vườn nào chăm sóc tốt sẽ hạn chế được. Con nhện lông nhung nó di chuyển nhờ vào gió, vào con bọ xít nhãn

Để phòng trừ bệnh chổi rồng trên vườn cây có hiệu quả Kỹ sư Nguyễn Mạnh Linh khuyến cáo: Không nên nhân giống từ những cây bị nhiệm bệnh chổi  rồng. Ở những vườn nhãn tiêu da bò bị nhiễm bệnh nặng bà con nông dân có thể dùng biện pháp ghép chuyển đổi giống nhãn Xuồng Cơm Vàng có chất lượng ngon trên gốc ghép nhãn tiêu da bò bị nhiễm bệnh. Về canh tác: Cần cắt bỏ toàn bộ cành lá. Hoa bị nhiễm bệnh đem đi đốt hoặc chất đống rồi phun thuốc trừ nhện và trùm lại bằng ni lông không để nhện phát tán. Sau khi thu hoạch trái tiến hành cắt tỉa dọn vệ sinh cho vườn cây, giúp tán cây thông thoáng, giảm khả năng cư trứ của nhện. Lưu ý cắt cành sâu khoảng 50 cm, sau khi cắt phải phun thuốc trừ nhện trên tán lá ngay . Không để cành lá tiếp xúc với mắt đất tạo điều kiện cho nhện di chuyển lên cây. Không để cây ký chủ như bồ ngót, trên vườn cây. Nên bón phân cân đối để xử lý cây ra đọt non và ra hoa đồng loạt. Việc tỉa chồi bệnh vẫn tiếp túc nếu xuất hiện chồi bệnh.

Danh mục thuốc được cục bảo vệ quốc gia khuyến cáo bà con nông dân có thể áp dụng như: Voliam Targo 063EC; Pegasus 500SC; Virtako 40 WG; Alika 247ZC; Prolaim 19EC. Trong các danh mục thuốc kể trên, thuốc Alika 247ZC do công ty Syngenta là loại thuốc thế hợi mới, thuốc có tác dụng kéo dài đến 3 tuần, không như một số loại thuốc khác chỉ có tác dụng trong vòng 10 đến 15 ngày. Kỹ sư Nguyễn Mạnh Linh lý giải: “Đặc thù sản phẩm này cơ chế sản xuất là dùng công nghệ cha – lét, hạt thuốc bên trong được bao bọc bởi một lớp pô- lê- me bên ngoài nó rất nhỏ, nhỏ gấp hàng trăm lần so với hạt phấn, khi phun lên lá, lên cành, lên chồi nó không bị ánh nắng mặt trời phân tán, nó chỉ bị phân hủy theo thời gian, nghĩa là hạt thuốc sẽ vỡ ra từ từ và lúc nào thuốc cũng có hiệu lực. Nếu phun phòng Alika 247ZC này hiệu lực có thể lên tới 21 ngày.

Cũng theo kỹ sư Nguyễn Mạnh Linh biện pháp phun thuốc chỉ hữu hiệu khi phun thuốc tiếp xúc trên toàn tán cây - lá. Nhằm giúp thuốc lan tỏa tốt hơn, dẫn đến hiệu quả phòng trừ cao hơn khi phun thuốc bà con nên hoà với dầu khoáng. Bản thân dầu khoáng cũng có tác dụng phòng trừ nhện rất tốt. Nếu trong mùa nắng có thể dùng biện pháp phun nước áp lực để cuốn trôi nhện đi, đồng thời tạo ẩm độ cao để trứng nhện không nở được.

 Văn Dũng 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây