Bà Đặng Thị Sợi, Chủ tịch Hội LHPN Thị xã báo cáo tham luận tại hội nghị sơ kết công tác mặt trận 6 tháng đầu năm 2014 |
Bằng các hình thức phong phú đa dạng, các cấp Hội xây dựng nhiều mô hình giúp nhau phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương như phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình với hình thức cho vay không lãi, lãi suất thấp, đây là một trong các hoạt động thiết thực hiệu quả khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách" của người Việt Nam, hơn nữa các cấp hội đã huy động và xâu chuỗi được một nguồn lực khá lớn là vốn, ngày công, cây con giống…từ cộng đồng dân cư để hỗ trợ hơn 205 lượt phụ nữ với tổng trị giá 818.500.000đ để giúp phụ nữ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Cùng với mô hình trên là nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ nghèo của trung ương Hội. Đây không chỉ là nguồn vốn giúp cho phụ nữ nghèo mà giúp cho cả phụ nữ thiếu vốn trong chăn nuôi, sản xuất kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, các chị không phải vay nặng lãi ở bên ngoài để mưu sinh kiếm sống, mà bằng nguồn vốn này các chị làm kinh tế gia đình, tăng thu nhập bằng cách nuôi dê, nuôi gà, trồng các loại cây ngắn ngày, buôn bán nhỏ lẻ… với nguồn vốn đầu tư ban đầu 7.000.000đ/hộ gia đình/ năm. Qua thực tế định kỳ kiểm tra hiệu quả của nguồn vốn, Hội thấy rằng nguồn vốn đem lại hiệu quả thiết thực cho chị em phụ nữ. Như vậy tính đến nay tổng nguồn vốn Hội đang quản lý là 2.964.800.000đ giúp cho 851 phụ nữ.
Bên cạnh nguồn vốn từ Trung ương Hội, hội đang cùng với Ngân hàng chính sách xã hội quản lý nguồn vốn ủy thác với số vốn cho vay năm sau luôn cao hơn năm trước. Tổng dư nợ NHCSXH hội quản lý là 20.005.000.000đ, Giải ngân giúp cho vay 1.032 hộ vay từ các nguồn như: vay phụ nữ nghèo, vốn sinh viên, sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường… tạo điều kiện cho các hộ gia đình cho con đi học, phát triển kinh tế gia đình.
Hội LHPN thi xã kiểm tra công tác cho vay vốn của hội LHPN phường Phú Thịnh |
Không dừng lại ở việc huy động vốn để cho vay, các cấp Hội gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cùng với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” Hội phát động nhiều đợt thi đua đặc biệt tiết kiệm vì phụ nữ nghèo bằng các hình thức như: (nuôi heo đất, hũ gạo tình thương, tổ tương trợ vốn, tổ tín dụng tiết kiệm) với số tiền huy động và cho vay là 538.024.000 giúp cho 1.403 hội viên, phụ nữ. Bên cạnh đó Hội tặng 30 số tiết kiệm trị giá (30.000.000đ), 07 thẻ BHYT (4.375.000đ), trao tặng 05 mái ấm tình thương (240.000.000đ), nuôi 36 con heo đất để làm từ thiện giúp cho hội viên phụ nữ và nhân dân có hoàn cảnh khó khăn trong thị xã.
Từ chỗ được vay vốn để vươn lên thoát nghèo, giờ đây các chị có điều kiện tham gia hoạt động văn hóa xã hội để nâng cao kiến thức, vị thế của phụ nữ trong gia đình, xã hội được nâng lên, ổn định cuộc sống, tăng thu nhập, phụ nữ tích cực tham gia vào các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội, chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ sinh môi trường, xây dựng tổ ấm gia đình góp phần hạn chế tình trạng bạo lực gia đình, trẻ bỏ học, tình trạng vay nặng lãi, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn góp phần chung cùng với địa phương chương trình xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy, trong 6 tháng đầu năm hội phụ nữ đã thu hút được 268 chị vào tổ chức Hội, tính đến nay tổng số Hội viên trên toàn thị xã là 8.919/10.590 phụ nữ có mặt tại địa phương, tỷ lệ thu hút 84/%.
Giao lưu văn nghệ giữa chi hội phụ nữ Thanh Hưng và chi hội phụ nữ sóc Cần Lê xã Thanh Lương |
Bằng tình thương và sự chia sẻ nhau trong lúc khó khăn “chị ngã em nâng” Hội phụ nữ các cấp nỗ lực phấn đấu vận động người dân, mạnh thường quân ủng hộ tiền, hiện vật, tổ chức mổ mắt miễn phí cho người nghèo, nấu cơm từ thiện, địa chỉ nhân đạo tại địa phương, thăm hỏi, chia sẻ lúc bệnh tật, ma chay tổng trị giá 76.635.000đ.
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cũng còn một số khó khăn nhất định: thực tế nhu cầu vay vốn của người dân nói chung, phụ nữ nói riêng còn rất nhiều và đa dạng nhưng nguồn vốn huy động từ Hội viên còn hạn chế, vốn vay tín chấp ngân hàng CSXH tại các phường còn hạn chế các đối tượng vay, thời hạn cho vay còn ngắn chưa đảm bảo giúp cho các hộ vay vươn lên thoát nghèo bền vững. Mặt khác, trình độ nhận thức của phụ nữ còn hạn chế, nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao.
Văn Dũng
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn