Thanh Lương giảm 365 hộ nghèo

Thứ hai - 21/12/2015 14:37 486 0
Đảng bộ xã Thanh Lương, thị xã Bình Long đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2011-2015 là tập trung các giải pháp tích cực để lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả trong công tác giảm nghèo. Khó khăn trong các lĩnh vực đã từng bước được kịp thời tháo gỡ, giúp sản xuất phát triển, chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã được giữ vững. Để người dân thoát nghèo bền vững, công tác giảm nghèo được xã triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm. Các chính sách hỗ trợ đã kịp thời đến với người nghèo như hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở, tạo việc làm cho người lao động, đào tạo nghề, đổi mới sản xuất, xây dựng các mô hình cây trồng, vật nuôi hiệu quả. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.

Thu hoạch nhãn tại ấp Thanh An, xã Thanh Lương, Bình Long

Năm 2011 xã Thanh Lương có 443 hộ nghèo, đến cuối năm 2015 xã còn 78 hộ nghèo. Việc xây dựng nhiều mô hình hiệu quả, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã, phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm.

Đào tạo nghề khai thác mủ cao su là một nghề phổ biến và dễ kiếm được việc làm cho người dân.Nhận thấy phần lớn diện tích cao su trên địa bàn xã đã đến thời kỳ cho sản phẩm, Hội LHPN xã phối hợp với Trung tâm dạy nghề mở 2 lớp học nghề khai thác mủ cao su cho 110 học viên. Sau khi được đào tạo nghề các học viên đều có việc làm ổn định với mức thu nhập 3,5 đến 4 triệu/tháng. Từ đó nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo như hộ bà Thị Liệu, Thị Thiểu, ông Điểu Thành, Điểu Dạc, Điểu Nga. Tận dụng nguồn lao động thủ công nhàn rỗi vào thời điểm giáp hạt cũng như lao động nữ phải trông nom con cái, không đi làm ăn xa được. UBND xã phối hợp với các đoàn thể tranh thủ nguồn vốn của chương trình nục tiêu nông thôn mới đầu tư 40 máy bóc tách hạt điều giúp cho 115 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo tham gia làm việc theo ca với mức thu nhập từ 1,5 đến 1,8 triệu đồng/tháng.

Mô hình nuôi heo và gà thả vườn của Hội Nông dân xã là một trong những mô hình rất hiệu quả giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo. Do giá cả nông sản không ổn định, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi gà, heo. Với hướng di chuyển từ trồng trọt sang chăn nuôi này, Hôi nông dân xã đã tổ chức xây dựng câu lạc bộ, tổ chăn nuôi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển khoa học kỹ thuật, công tác quản lý phòng trừ dịch bệnh. Hiện nay, xã có 03 câu lạc bộ, 01 tổ chăn nuôi hoạt động hiệu quả đem lại thu nhập và đời sống ổn định, tạo việc làm tại chỗ, từng bước vươn lên khá giàu như hộ ông Nguyễn Văn Tiến tạo việc làm cho 20 lao động địa phương, hộ ông Phan Văn Tin nhờ chăn nuôi đã thoát nghèo, xây được nhà cửa khang trang

Bên cạnh đó, từ các nguồn vốn của chương trình 135, nông thôn mới với các hình thức đa dạng như cấp vốn, giống để chăn nuôi dê và trâu. Trong 05 năm từ 2011 - 2015, 17 hộ nghèo đã được cấp 34 con dê giống,  hỗ trợ 42 con trâu cho hộ gia đình nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số với hình thức lấy trâu con, còn trâu mẹ chuyển giao cho hộ khác.

Mô hình trồng cây nhãn là một bước chuyển mình của xã Thanh Lương, toàn xã có 512 ha nhãn, tập trung chủ yếu ở hai ấp Thanh An và Thanh Bình. Do hợp thổ nhưỡng, khí hậu nên nhãn có mẫu mã và chất lượng cao hơn hẳn nơi khác, nên thương lái về đây mua nhãn nhiều, tạo công ăn việc làm theo thời vụ, tăng thêm thu nhập cho người dân trên địa bàn xã. Bình quân 1kg nhãn có mức giá dao động từ 10-12 ngàn đồng/kg, 1ha nhãn thu hoạch từ 10 đến 15 tấn. Hiện xã đang cùng các ngành chức năng xây dựng thương hiệu cho nhãn da bò trên địa bàn xã.

 

HOÀI THI

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây