ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐANG CHẢY MÁU

Thứ ba - 10/07/2018 08:17
Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất, nơi người nông dân trồng trọt chăn nuôi, sản xuất ra sản phẩm của mình. Tuy nhiên, thời gian qua người nông dân trên địa bàn thị xã Bình Long đang rao bán mảnh đất của chính mình. Từ đất ruộng đến đất cao su, ở vị trí nào, cũng thấy người dân gắn biển bán đất. Tính đến 31/5/2018, thị xã Bình Long có 395 trường hợp chuyển đổi mục đích sang đất ở tăng 5,4 lần so với năm 2017, Riêng 39 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang đất trồng cây lâu năm tăng 7,8 lần.
Dat
Mảnh đất ruộng nhà Bà Lê Thị Ngần đã được sang phẳng bằng đất đỏ

Gia đình ông Nguyễn Văn Thuy ở tổ 5, khu phố Bình An, phường An Lộc, thị xã Bình Long gắn bó với 1,4ha đất từ hơn 20 năm nay, kinh tế gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào mảnh vườn trồng trọt các loại cây như điều, cao su, tiêu. Bình quân thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng. Thế nhưng từ tháng 12 năm 2017 ông đã bán đi 5000m2 đất trồng cây cao su đã được hơn 10 năm tuổi. Nhìn những gốc cao su bị đốt dở ông Thuy cũng không luyến tiếc. số tiền bán đất được 1,1 tỷ đồng , ông đã gửi vào ngân hàng. Ông chia sẽ với diện tích đất còn lại ông dự định trồng cây ăn trái và nếu đất được giá ông cũng sẽ bán hết mảnh vườn của chính mình. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại với số tiền trong tay ông lại chưa thể mua được mảnh vườn khác.
Ông Nguyễn Văn Thuy, KP Bình An phường An Lộc, thị xã Bình Long nói : “Mình bán đất, minh không thấy tiếc, mình bán mình thấy thoải mái bình thường tại vì mình thay đổi mình muốn làm mục đích khác mà giờ chưa làm được cái gì cả cất đi để dành đó thôi”.
Sáu sào đất trồng lúa ở ấp Phú Long, xã Thanh Phú, thị xã Bình Long được bà Lê Thị Tám mua lại từ năm 1990, Gia đình bà vừa cấy lúa vừa làm nghề mộc. Năm 2017 bà quyết định bán đi 3 sào trồng lúa bởi lý do trồng lúa không có hiệu quả. Số tiền bán đất bà dùng cho mục đích khác chứ không có ý định sẽ mua đất nông nghiệp để tiếp tục sản xuất.  Đứng nhìn mảnh đất đã được người khác lắp đất san nền chỉ còn sót lại một ít dấu tích của đất trồng lúa, Bà cũng không khỏi bâng khuâng. Bà Lê Thị Tám, ấp Phú Long, xã Thanh Phú, thị xã Bình Long chia sẽ: “tiếc thì cũng tiếc nhưng mà mình không có tiền mình cũng phải bán, mình bán mình chuyển đổi mình làm cái khác chứ giờ mình để mình cũng có trồng cấy được gì đâu” .
Dat 2
Sót lại một ít dấu tích đất lúa nhà bà Lê Thị Tám

Chỉ cho chúng tôi mảnh ruộng của mình đã được san lấp bằng phẳng giữa cánh đồng lúa, Bà Lê Thị Ngần ở ấp Phú Long, xã Thanh Phú, thị xã Bình Long cũng không lưu luyến. Năm 1984 bà vào ấp Phú Long, xã Thanh Phú, thị xã Bình Long sinh sống, bà mua 2 sào 3 ở trên cánh đồng lúa này, vừa trồng lúa để bán vừa có lúa để ăn vậy mà khi giá đất lên cao bà đã nhanh chóng bán ngay mảnh ruộng lúa của mình. Bà còn cho biết diện tích đã san lấp bằng đất đỏ là của 5 hộ dân xung quanh chứ không riêng gì một mình bà.
Bà Lê Thị Ngần ấp Phú Long, xã Thanh Phú, thị xã Bình Long: “Kẹt thì phải bán, không làm được, giờ già rồi để đồng tiền đó bỏ vào ngân hàng để lấy lời ăn chứ giờ biết sao được, giờ không có làm được con cái thì ra riêng rồi ở một mình à”
Vì nhiều lý do người nông dân đã bán mảnh đất của mình và hiện nay diện tích lúa, diện tích cây cao su đã được sang phẳng thay thế bằng những mảnh đất thổ cư. Hiện tượng, xẻ thịt đất nông nghiệp nâng cấp thành đất ở đang là thực trạng nhức nhối ảnh hưởng đến chính người nông dân, rất mong người nông dân cần suy nghĩ thận trọng, bởi lẽ đất đai gắn liền với cuộc sống và đem lại thu nhập chính cho người nông dân./.
HOÀI THI

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây