Phiên tòa giả định với Chủ đề “Bạo lực học đường”

Thứ hai - 16/02/2015 16:33 1.122 0
Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.
Toàn cảnh Phiên tòa giả định với Chủ đề “Bạo lực học đường” 

Vừa qua (9/2/2015), “Câu lạc bộ Pháp Luật” thị xã Bình Long kết hợp với Ủy Ban Hội Liên Hiệp Thanh Niên Trường THPT Nguyễn Huệ đã tổ chức “Phiên tòa giả định” với tình huống cụ thể, sát thực tế, nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật chống “Bạo lực học đường”, đồng thời định hướng pháp luật, nghề nghiệp cho các em học sinh Trung học phổ thông.

“Phiên tòa giả định” diễn ra trong thời điểm giáp tết, bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng, theo thống kê của Bộ Giáo Dục và Đào tạo thì toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).

Phiên tòa được diễn ra trong giờ chào cờ thứ hai đầu tuần, hàng trăm học sinh trường THPT Nguyễn Huệ đã có mặt từ trước 7h để chú ý theo dõi. Câu chuyện được xây dựng từ nhiều tình huống sát thực tế thường xẩy ra trong môi trường học đường nên các em rất chú ý theo dõi. Chủ tọa phiên tòa cũng như các thẩm phán, các bị cáo, bị hại đều được các cán bộ TAND Thị xã và Công an thị xã nhập vai diễn xuất. Đại diện VKS và đại diện Đoàn luật sư cũng đã có những tranh luận hợp lý tại phiên tòa.

Phiên tòa giả định sát với thực tế

Không khí trang nghiêm bao trùm khu vực “xử án” khi HĐXX chính thức bước vào “phiên tòa”. Mọi người đều giữ trật tự để theo dõi quá trình xét xử hai “bị cáo” tên Nghĩa và Hòa (đang theo học THPT) một người 36 tháng tù và một người 24 tháng tù giam về tội “Cố ý gây thương tích”. Vì một phút nông nổi của tuổi trẻ, tình yêu nam nữ mà đã dùng chai nước ngọt đánh bạn bị trọng thường đến 21% thương tật.

Sự việc xuất phát từ một mâu thuẫn nhỏ, Hoàng và Nghĩa học chung lớp, chơi thân với nhau. Một hôm Nghĩa rủ Hoàng đánh Nam (bạn học chung trường) vì tội đứng nói chuyện với Huệ (bạn gái của Nghĩa). Hoàng đã lấy chai thủy tinh liên tục đánh vào đầu và cằm của Nam khiến Nam ngã quỵ xuống, Nghĩa dung tay, chân đấm và đạp vào người của Nam. Sau khi mọi người can ngăn thì Nghĩa và Hoàng bị giám thi bắt giao cho Công an phường. Mọi người đưa Nam đi bệnh viện điều trị và kết quả giám định Nam bị thương tật vĩnh viễn 21%. Trong phiên tòa xử lý tội cố ý gây thương tích Nghĩa lãnh án 36 tháng tù giam vì tội chủ mưu có ý gây thương tích và Hoàng 24 tháng tù gian vì tôi có ý gây thương tích. Trong phiên tòa Hoàng và Nghĩa đã ăn năn hỗi hận vì những việc làm của mình đã gây ra. Phiên tòa kết thúc với sự chăm chú theo dõi lắng nghe của các em học sinh.

Những bài học được rút ra

Cô Phạm Thị Thảo Chủ tịch UB.Hội LHTN trường THPT Nguyễn Huệ cho biết:  “Việc tổ chức phiên tòa giả định hướng đến tầng lớp thanh - thiếu niên trong trường học là rất cần thiết. Tình huống rất sát với thực tế, phù hợp với việc giáo dục giới trẻ vị thành niên… Qua đây, chúng tôi cũng mong nhận được sự hợp tác trong việc “dạy chữ, rèn người” của xã hội và các bậc phụ huynh”.

Phiên tòa được thực hiện bởi các thành viên của “Câu lạc bộ pháp luật” kết hợp với Văn phòng ủy ban nhân dân thị xã, Tòa án nhân dân thị xã và Công an thị xã đã thu hút hơn 700 lượt em học sinh tham gia.

Phiên tòa giả định với những con người giả định, nhưng đã để lại những bài học thật cho bản thân các em học sinh có mặt theo dõi, giúp các em nhận thức được những hành động của mình để tránh những điều đáng tiếc xảy ra. Qua đó, cũng là hồi chuông cảnh báo cho những kẻ xem thường pháp luật, cuối cùng sẽ không tránh khỏi những hình phạt thích đáng.

Hoài An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây