Năm 1965, cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt, đế quốc Mỹ rắp tâm muốn hủy diệt đất nước, con người Việt
Người nêu con số cụ thể, “5 năm vừa qua, miền Bắc nước ta đã trồng được 375 triệu cây các loại. Ngoài ra, còn có hơn 200 triệu cây bảo vệ đê ở vùng biển”. Người nhấn mạnh: “Chúng ta đang chuẩn bị xây dựng nông thôn mới. Việc đầu tiên của nông thôn mới là xây dựng nhà ở cho đàng hoàng. Muốn vậy, thì ngay từ bây giờ phải trồng cây nhiều và tốt để lấy gỗ”.
Bác biểu dương những nơi có phong trào mạnh, làm tốt việc trồng cây, bảo vệ cây, trồng cây nào sống cây ấy. Song, Bác cũng phê bình không ít nơi trồng cây gây rừng chưa tốt, diện tích đồi trống còn nhiều, nguyên nhân quan trọng là do cấp ủy, chính quyền những nơi đó chưa quan tâm đúng mức và chưa có biện pháp, kế hoạch việc lãnh đạo trồng cây, bảo vệ cây:
"Nơi nào mà các cấp đảng bộ từ tỉnh đến chi bộ trực tiếp lãnh đạo, có kế hoạch đầy đủ, có biện pháp rõ ràng (Hạt giống, vườn ươm...v.v…) có kiểm tra cẩn thận, khéo động viên quần chúng, khéo dựa vào lực lượng các cụ phụ lão và thanh niên, nhi đồng thì nơi đó phong trào tết trồng cây phát triển tốt".
Kể từ ngày phát động phong trào cho đến trước lúc “đi xa”, Người thường xuyên theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả phong trào này một cách liên tục. Tổng kết 5 năm thực hiện phong trào Tết trồng cây, Người phấn khởi biểu dương:
“Phong trào Tết trồng cây đã có nhiều nơi gương mẫu như các hợp tác xã Lạc Trung, Ngọc Long, Vinh Quang, Nà Vó, Lê Hồng Phong… Hơn 8.000 hợp tác xã đã kết hợp Tết trồng cây vào kế hoạch sản xuất. Kết quả như thế là khá”. Người cũng kịp thời khen ngợi các địa phương tổ chức phong trào Tết trồng cây có hiệu quả như các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Bắc…
Dù Bác Hồ “đã đi xa”, song phong trào Tết trồng cây do Người phát động vẫn mãi mãi là nét xuân độc đáo, là phong tục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Thực hiện “Tết trồng cây” do Bác Hồ khởi xướng, nhiều năm qua các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân trong cả nước đã hưởng ứng và tham gia tích cực; phong trào trồng cây, trồng và bảo vệ rừng thực sự mang lại nhiều lợi ích to lớn, góp phần nâng cao độ che phủ, phát huy tác dụng phòng hộ, cải thiện môi trường sinh thái, và trở thành nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc ta. Đây cũng là một trong những hành động thiết thực góp phần vào phong trào Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch 03-KH/TW của Ban Bí thư khóa XI.
NGUYỄN VĂN THANH
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn