Viện Hàn lâm KHCNVN chuẩn bị phóng vệ tinh nhỏ VNREDSat-1 lên quỹ đạo

Thứ ba - 05/03/2013 08:28 1.102 0

Viện Hàn lâm KHCNVN chuẩn bị phóng vệ tinh nhỏ VNREDSat-1 lên quỹ đạo

Ngày 06/02/2013, Thủ tướng Chính phủ có công văn số 1169/VPCP-QHQT đồng ý cho Viện KHCNVN sử dụng tên lửu đẩy VEGA để phóng vệ tinh nhỏ Việt Nam quan sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai (VNREDSat-1) lên quỹ đạo, đồng thời giao nhiệm vụ cho Viện KHCNVN làm việc cụ thể với các đối tác Pháp chuẩn bị tốt các công tác kỹ thuật, đảm bảo việc phóng vệ tinh thành công theo kế hoạch.

 

 

Hình ảnh của VNREDSat-1

Viện Hàn lâm KHCNVN (Nghị định số 108/2012/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 25/12/2012 có hiệu lực từ ngày 19/2/1013) đã nỗ lực làm việc với các đối tác Pháp và đang hoàn tất các khâu nghiệm thu kỹ thuật để đảm bảo việc phóng vệ tinh thành công. Vệ tinh nhỏ VNREDSat-1 dự kiến sẽ được phóng vào tháng 4//2013.

 

Đôi nét về VNREDSat-1


Dự án VNREDSat-1 có tổng mức đầu tư là 55,8 triệu Euro bằng nguồn vay ODA ưu đãi của Chính phủ Pháp và có 64.820 triệu đồng từ nguồn vốn đối ứng của Việt Nam. Vệ tinh VNREDSat-1 được thiết kế và tư vấn bới Công ty Astrium SAS thuộc Tập đoàn Hàng không vũ trụ quốc phòng Châu Âu (EADS) chuyên sản xuất vệ tinh của Pháp. 

Sau khi thực hiện thành công Dự án, Việt Nam sẽ chủ động cung cấp ảnh vệ tinh độ phân giải cao cho các Bộ, ngành và các tỉnh thành có nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh viễn thám, mang lại hiệu quả thiết thực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ứng phó với thảm hoạ thiên nhiên và biến đổi khí hậu.

Dự án VNREDSat-1 là sự phối kết hợp để tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có của Hệ thống thu nhận, lưu trữ và xử lý ảnh các vệ tinh viễn thám của Bộ Tài nguyên Môi trường, nhằm tạo ra một hệ thống giám sát hoàn chỉnh, độc lập từ vệ tinh đến trạm thu mặt đất và trung tâm xử lý phân phối dữ liệu ảnh viễn thám tại Việt Nam. 

Vệ tinh VNREDSat-1 là vệ tinh quang học quan sát Trái đất, có khả năng chụp ảnh toàn bộ các khu vực trên bề mặt trái đất. Nhiệm vụ của nó là chụp ảnh ở kênh toàn sắc (PAN) và 4 kênh đa phổ (MS) với thời gian chụp lặp lại là 3 ngày. Vệ tinh có quỹ đạo đồng bộ mặt trời (SSO), độ cao là 680 km. Độ phân giải mặt đất là 2,5m (PAN) và 10m (MS). Vệ tinh có kích thước 600mm x 570mm x 500mm và nặng khoảng 120kg. Tuổi thọ theo thiết kế là 5 năm.

 

 (Theo http://www.vast.ac.vn)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây