Đây là chương trình nghiên cứu khoa học do Viện Hải Dương học Nha Trang, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang và Viện Công nghệ không gian phối hợp thực hiện.
Chiếc máy bay nhỏ nhất AV.UAV.S1 đảm nhận hành trình bay ghi hình, chụp ảnh đo phổ hệ sinh thái, ngư trường ven biển, thảm thực vật, diện tích san hô, phân bổ các hợp phần nền đáy Vịnh Vân Phong, nhiệt độ mặt nước biển, đo phù sa bồi lắng tại các cửa sông/biển, rừng ngập mặn, vùng sạt lở ven biển, chuẩn hóa ảnh chụp từ vệ tinh…
Với khả năng mang lớn hơn, những chiếc máy bay AV.UAV.S2 đảm nhận hành trình ra khơi xa trên 100 km với nhiệm vụ ghi hình, chụp ảnh đo phổ các loài sinh vật thủy sinh trên thềm lục địa, san hô đáy biển, nhiệt độ, độ mặn nước biển, dòng hải lưu, phát hiện vùng cá tiềm năng phục vụ bà con ngư dân.
Số liệu do máy bay ghi nhận được cũng sẽ được Viện Hải Dương học Nha Trang và Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang sử dụng trong các nghiên cứu khoa học.
Trên hành trình bay ra khơi xa thềm lục địa, máy bay AV.UAV.S2 đã tiến hành chụp ảnh điểm cực đông của Tổ quốc ở tọa độ 12038’52’’N, 109027’44’’E, địa giới hành chính Đầm Môn, Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa.
Theo TS. Phạm Ngọc Lãng, Giám đốc Viện Khoa học Công nghệ Không gian, Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu, chế tạo máy bay không người lái, cho biết nhóm nghiên cứu sẽ cho máy bay bay thử nghiệm ban đêm, hướng ra thềm lục địa vùng biển miền Trung.
Dưới đây là những hình ảnh do máy bay không người lái chụp điểm cực Đông đất liền của Tổ quốc.
Những chiếc máy bay không người lái tham gia bay chụp ảnh tại bờ biển miền Trung. |
Máy bay AV.UAV.S1 cất cánh. |
Không ảnh toàn cảnh đảo Hòn Đôi, Khánh Hòa chụp từ máy bay AV.UAV.S2. |
Ảnh chụp Vịnh Vân Phong |
Không ảnh toàn cảnh điểm cực Đông Tổ quốc ở tọa độ 12038’52’’N, 109027’44’’E-1. |
Không ảnh cận cảnh điểm cực Đông Tổ quốc ở tọa độ 12038’52’’N, 109027’44’’E-1. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn