Kinh tế thế giới tiếp tục hồi phục, dù tốc độ chậm chạp. Thị trường chứng khoán toàn cầu đã có 1 năm tăng trưởng mạnh mẽ.
Số nợ của các công ty lên mức kỷ lục khi họ muốn tận dụng lợi thế lãi suất chạm đáy.
Tại các nước phát triển, nỗ lo về các cuộc khủng hoảng nợ dịu bớt khi kinh tế tăng trưởng và thâm hụt ngân sách giảm đi.
GDP của hầu hết các nền kinh tế phát triển chỉ nhỉnh hơn một chút so với thời kỳ trước khủng hoảng. Ngược lại, GDP của nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, tăng vọt.
Ở các nước giàu, tỷ trọng số người trưởng thành trong độ tuổi lao động tham gia vào thị trường lao động vẫn ở dưới mức đỉnh được lập thời kỳ 2007 – 2008.
Các ngân hàng đối mặt với các án phạt ngày càng tăng vì hành vi sai trái trong thời kỳ khủng hoảng.
Họ cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những quy định chặt chẽ và yêu cầu khắt khe hơn về nguồn vốn. Trong nhiều trường hợp, các ngân hàng phản ứng bằng cách cắt giảm tín dụng.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục in tiền với số lượng khổng lồ để mua trái phiếu, với hi vọng có thể làm giảm lãi suất dài hạn trong khi giữ lãi suất ngắn hạn ở mức gần 0.
Khi Fed phát tín hiệu thu hẹp chương trình mua tài sản hồi tháng 5, tiền tệ của các thị trường mới nổi chao đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn