NHƯNG YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐỂ DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẠT HIỆU QUẢ BỀN VỮNG

Thứ tư - 24/04/2013 08:18 1.369 0
Quyết định số 1956/QĐ - TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 là rất phù hợp và cần thiết. Sau khi học xong người học nghề có kiến thức, quy trình kỹ thuật, có việc làm góp phần nâng cao năng suất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
 Lớp dạy nghề có nội dung phù hợp học viên rất tích cực tham gia

 

Trong quá trình triển khai và thực hiện đề án, tỉnh Bình Phước nói chung và thị xã Bình Long nói riêng  đã thực hiện có hiệu quả một số lớp cho các đối tượng là phụ nữ, đồng bào dân tộc, nông dân có nhu cầu về các ngành nông nghiệp, phi nông nghiệp như: Kỹ thuật chăm sóc cạo mủ cao su, nấu ăn, sửa xe, nuôi gà... do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức. Tuy đã đạt được một số những hiệu quả đáng kể song bên cạnh đó gặp phải không ít những bất cập, khó khăn dẫn đến việc dạy nghề khó tuyển sinh hoặc không phát huy hiệu quả sau khi kết thúc lớp học như : Đầu ra của sản phẩm, thời gian học, nội dung tài liệu, quy định số lượng học viên/1lớp, cơ hội tạo việc làm...

Để chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả, bền vững, phù hợp với người lao động nông thôn cần có những điều kiện, yếu tố cần và đủ như sau:

1/ Các cơ quan ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương nên tổ chức các buổi tư vấn học nghề để nông dân tham gia. Đây là cơ hội để bên học và bên tổ chức có sự trao đổi, giải đáp và hiểu nhau hơn về sự cần thiết, ý nghĩa của nghề học, nhu cầu, mong muốn … của người nông dân từ đó giúp cho việc tổ chức dạy và học được xây dựng theo đúng kế hoạch, chặt chẽ sát thực và phù hợp hơn, tránh lãng phí thời gian, kinh phí…..

2/ Quy định số lượng từ 30-35 học viên/lớp là không phù hợp bởi vì đối tượng học nghề còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế, nhân lực, đầu ra của sản phẩm, thu nhập… ví dụ như nghề chăm sóc hoa cây kiểng, nuôi cá, động vật quý hiếm, thủy đặc sản chế biến bảo quản ca cao, trồng rau…và một số nghề phi nông nghiệp khác không thể đủ số lượng như quy định (nếu mở tại trung tâm huyện hoặc thị xã thì họ có nhu cầu cũng không tham gia vì đi lại khó khăn, mặt khác họ là lao động chính ….)

3/ Đầu ra cho sản phẩm: Đây là yếu tố quyết định để người nông dân tham gia học nghề, phát huy áp dụng kiến thức đã học một cách hiệu quả. Nếu đầu ra cho sản phẩm không có hoặc không ổn định thì người nông dân sẽ bỏ nghề và đi theo hướng khác.

4/ Thời gian học, tài liệu: Thời gian học từ 2,5-3 tháng liên tục là quá dài, học ngày hành chính, giờ hành chính là không phù hợp, vì người học hầu hết là lao động chính, ngoài việc học họ còn có rất nhiều việc khác phải làm (học thứ 7, chủ nhật hoặc buổi tối thì không phù hợp với sự kiểm tra giám sát của cấp trên). Mặt khác tài liệu theo nội dung phát hành của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ nông nghiệp – PTNT áp dụng trong toàn quốc là quá dài, không phù hợp, bởi vì không phải bất cứ người học nào cũng hành nghề đầy đủ theo nội dung tài liệu mà học theo đối tượng, sản phẩm nghề cụ thể, họ đều lớn tuổi học bằng trao đổi kinh nghiệm, và thực hành là chính ( Ví dụ người học chỉ nuôi gà thả vườn và phòng trị bệnh mà không nuôi gà công nghiệp hay ấp trứng gà hoặc chỉ học cạo mủ cao su mà không học trồng chăm sóc vì không có đất canh tác...)

5/ Có sự kết hợp, hỗ trợ tích cực của các nhà khoa học, công ty Vật tư Nông nghiệp thuốc thú y, BVTV, tiêu thụ sản phẩm...trong quá trình học để học viên nắm bắt được nhiều thông tin mới bổ ích về giá cả, cơ chế chính sách, về tiến bộ KHKT, tạo cơ hội việc làm và hành nghề của học viên sau này.

6/ Hàng năm có sự khảo sát đánh giá kết quả của các lớp sau khi học nghề để có sự điều chỉnh thay đổi kế hoạch hoặc tập huấn thêm cho phù hợp.

Từ những yếu tố cơ bản trên, rất mong các cơ quan chức năng có thẩm quyền quan tâm xem xét, thay đổi hoặc điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tế của các đối tượng học nghề nhằm mục đích người học nghề áp dụng tốt kiến thức kỹ năng, phát huy được hiệu quả nghề học, Tránh lãng phí thời gian kinh ph í đào tạo.

Nguyễn Thị Hạnh 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây