“Không ít bà mẹ sai lầm khi vắt bỏ sữa non (có trong 1 giờ đầu sau sinh) vì lo ngại trẻ sẽ bị tiêu chảy, thay vào đó là thứ sữa công nghiệp. Việc không cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những ngày tháng đầu đời chính là nguyên nhân khiến cho 5 trẻ thì có một trẻ thiếu cân và 3 trẻ thì có một trẻ bị thấp còi” - bà Hòa cho biết.
Theo thống kê, hàng năm trên thế giới có 13 triệu trẻ mới sinh bị chậm phát triển trong bào thai; 178 triệu trẻ em bị thấp còi chiếm 32% trẻ em toàn thế giới và có đến 19 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng thể nặng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước, ước tính thiệt hại 3% GDP.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, việc càng chậm cho trẻ bú sữa mẹ sớm sẽ khiến nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ càng cao. Đa số các trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh đều có thể phòng tránh được nếu tất cả trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh do kháng thể trong sữa mẹ trong vòng 1 giờ sau sinh rất nhiều.
Trẻ được bú sữa mẹ ít phải đến bệnh viện hơn, ít dùng thuốc và có ít nguy cơ lây nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường hô hấp. Không những thế, sự tiếp xúc về cơ thể từ việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ thắt chặt hơn nữa tình cảm mẹ-con ngay từ khi chào đời. Đây là điều không thể có được từ việc nuôi con bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.
Riêng các bà mẹ cho con bú cũng ít có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, ung thư vú, ung thư buồng trứng, chứng loãng xương và bệnh trầm cảm sau sinh. Đồng thời, có thể giảm nguy cơ thiếu máu và giảm cân nhanh hơn sau sinh.
Đây chính là lợi ích kép từ việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời của bé.
Nghị định 21/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành các điều khoản nghiêm cấm quảng bá sữa bột cho trẻ em dưới 1 tuổi tại các phòng khám thai, bệnh viện… tuy nhiên hiện Nghị định này đang bị vi phạm nghiêm trọng.
tháng đầu đời. 1/3 trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, mà nguyên nhân chính là do các em không được bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời.
Do vậy, việc tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú là hết sức cần thiết.
Có ý kiến cho rằng do mẹ phải đi làm sớm (4 tháng sau sinh) nên ảnh hưởng tới chất cũng như số lượng sữa, khiến trẻ không có cơ hội được bú sữa mẹ hoàn toàn đủ 6 tháng. Trong khi đó theo thống kê của UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc) thì việc có một chế độ thai sản rộng rãi chỉ làm giảm 0,3% GDP một quốc gia, trong khi đó nếu tạo điều kiện để mọi trẻ em sinh ra được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời sẽ đóng góp 3% GDP hàng năm.
James Grant-Giám đốc điều hành UNICEF cho rằng không được xem việc khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ như là một lý do loại trừ phụ nữ ra khỏi lực lượng lao động. Hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội.
Còn bà Phạm Thúy Hòa thì khuyến cáo “nuôi con bằng sữa mẹ có thể chưa phải là sự lựa chọn tốt cho bố mẹ nhưng lại là cách tốt nhất cho con”.
Theo chinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn