Cây Mãnh cộng - thuốc trị giời leo, nhiễm siêu vi và thấp khớp

Thứ sáu - 13/05/2011 14:58

Cây Mãnh cộng - thuốc trị giời leo, nhiễm siêu vi và thấp khớp

Cây Mãnh cộng (Clinacanthus nutans (Burm. F.) Lindau, tên đồng nghĩa: Justicia nutans Burm. F.), thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Có nơi còn gọi là cây Bìm bịp hay Ngải bìm bịp, vì ở An Giang, có nguồn tin cho rằng “khi Bìm bịp nuôi con trong tổ, có người leo lén bẻ chân Bìm bịp con thì Bìm bịp mẹ tha cây ấy về bó cho chân lành lại nên đặt tên là cây Bìm bịp (?)”.

Cây Mãnh cộng (Clinacanthus nutans (Burm.F.) Lindau

Mãnh cộng là tiểu mộc, mọc thành bụi gồm nhiều thân nhỏ, tròn, có đốt, rỗng ruột, có thể cao 3 - 5 mét. Lá mọc đối, bìa dún, dài 4 - 9 cm, rộng 2,5 - 4 cm. Hoa mọc thành gié ở ngọn cành, hoa xụ (cụp xuống), hình ống dài 5 cm, đỏ. Quả nang, dài 1,5 cm.

Cây thường mọc hoang ở đồi núi, bờ bụi, có khi trồng (giâm cành) làm hàng rào để lấy lá non, đọt luộc, nấu canh ăn cho mát hay làm thuốc.

Kinh nghiệm dân gian trị té bầm, trặc đả, trị phong thấp, nhức mỏi, cảm cúm. Các nghiên cứu ở Thái Lan (khoa hóa, ĐH khoa học, Viện ĐH Silpakorn) cho thấy thân, lá chứa nhiều sinh tố, khoáng chất, các flavonoid, 9 cerebrosid, glucosid có lưu huỳnh, monoacylmonogalactosylglycerol… có tác dụng chống dị ứng, phát ban và mụn rộp (Herpes, giời leo). Một nghiên cứu khác chứng minh Mãnh cộng còn có tác dụng chống HIV và virus bệnh cúm chim hay cúm gia cầm, sốt phát ban (sởi, rubella, thủy đậu, bệnh tay chân miệng...). Cây không có độc.

Công dụng và cách dùng

Trị đau nhức mình mẩy, thấp khớp: 200 g cành lá Mãnh cộng tươi, rửa sạch, chặt nhỏ sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền.

Trị trặc đả, sưng bầm té trặc: cành lá Mãnh cộng tươi rửa sạch, giã nát đắp, bó vào chỗ đau.

Trị giời leo, mụn rộp Herpes: hai nắm (100 g) cành lá Mãnh cộng tươi và một nắm lá Kim vàng tươi (không có cũng được), rửa sạch, giã nát lấy nước cốt thoa chỗ bị giời leo hay mụn rộp Herpes, ngày 3 lần; bã còn lại chế nước sôi và hãm uống, ngày 2 - 3 lần.

Trị dị ứng, ngứa lở ngoài da, cảm cúm: Mãnh cộng 100 g, Cỏ mực 50 g, Rau má 50 g. Dược liệu tươi rửa sạch, chặt nhỏ sắc uống ngày 1 thang, dùng 3 - 5 ngày liền.

Trị sởi (ban đỏ), thủy đậu (trái rạ), ban hồng (rubella), tay chân miệng…: 100g cành lá cây Mãnh cộng và 100 g rau Giấp cá. Dược liệu tươi rửa sạch, chặt nhỏ, giã nát, lấy một ít nước cốt để thoa vùng phát ban. Bã còn lại thêm 500 ml nước sôi hãm để uống trong ngày. Dùng 3 ngày.

Trị cảm cúm, kể cả cúm chim: cành lá Mãnh cộng 150 g, É tía 50 g, rau Trai 100 g hoặc cạnh cây Thù lù 100 g. Dược liệu tươi (thiếu 1 - 2 vị cũng được), rửãa sạch, chặt nhỏ, giã nát, chế nước sôi vào, để nguội uống. Bã còn lại thêm nước nấu 20 phút kể từ khi sôi để uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền.

Trị bệnh cho gia cầm, gia súc: cành lá Mãnh cộng chặt nhỏ, giã nát trộn vào thức ăn gia cầm, gia súc.

KQ

(Theo: khoahocphothong.com.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây