Duyên tình đến với thơ văn của một người thầy giáo

Thứ hai - 10/03/2014 08:36
Thơ của Thầy giáo Nguyễn Văn Thông, giáo viên trường THPT Nguyễn Huệ Thị xã Bình Long, Bình Phước vừa được Hội Văn Học Nghệ Thuật Nga giới thiệu trên Trang “Người bạn đường” tại Liên Bang Nga. Thầy giáo Nguyễn Văn Thông sinh 1982 tại Diễn Nguyên Diễn Châu nghệ An, hiện đang theo học thạc sĩ chuyên ngành Văn Học Việt Nam tại trường Đại Học Quy Nhơn. Thầy Thông tâm sự, Thầy đến với thơ văn từ bé, lên lớp 10 thầy đã bắt đầu làm thơ, viết văn. Thơ văn đến với thầy như một cơn gió lạ, thầy chỉ “lấy thơ văn làm thú vui tiêu khiển cơn sầu” chứ không nghĩ có ngày thơ thầy sẽ đăng báo và được giới thiệu ở nước ngoài. Nghiệp là vậy, trước đây, khi mới ra trường thầy đã từng làm chính trị, nhưng nghiệp văn chương cứ bám riết lấy thầy nên năm 2005 thầy đã quyết định chuyển đến đến với nghề giáo. Là giáo viên nhưng thầy lại đam mê viết báo làm thơ, thầy đã có nhiều bài báo gây tiếng vang trên báo tuổi trẻ, báo công an thành Phố. Nay đi học thạc sĩ tại thành phố biển Quy Nhơn, không viết báo nữa thầy lại tìm đến nàng thơ, thơ đối với thầy như hơi thở thường nhật hằng ngày của cuộc sống, lúc rảnh rổi ngồi nhâm nhi bên tách cà phê, lúc về Quy Nhơn thăm Hàn Mặc Tử, lúc rạo rực trong hơi thở mùa xuân, khi thì thầm bên tai lời cha dạy…Thơ thầy là vậy mang nhiều phong cách, nhiều hơi thở, nhịp đập khác nhau của cuộc sống, lúc vui, lúc buồn, lúc vồ vập, hồ hởi như một đứa trẻ thơ, lúc chiêm nghiệm, chậm rãi như một ông già bến ngự.

                        “Nơi đây lỗi hẹn lời thề

Mà theo năm tháng dãi dề dấu chân

Rêu phong phủ kín xa gần

Dấu giày dẫm nát một phần trái tim”.

                                          (Lỗi Hẹn Lời Thề)

 

“Vọng tiếng hồn thi sĩ

Vi vút cây thông già

Máu loang cả hồn điên

Hàn chơi trăng mãi miết

Trăng là trăng là trăng

Máu là máu là máu

Hàn yêu trăng mãnh liệt

Ánh trăng tàn thảm thiết

Vũng máu dệt hồn thơ”.

                                         (Hàn Mặc Tử)

“Ta trốn vào trong một chuỗi sầu
Thiên hạ có ai hiểu ta đâu
Toàn là toan tính tìm cơ hội
Để nhấn ta chìm trong biển sâu”

                                                   (Chuổi Sầu)

HOA SẦU ĐÔNG

Màu tím hoa xoan rũ xuống đường

Vương lên mái tóc của người thương

Lả tả cánh hoa màu tím biếc

Tơ lòng rung động biết yêu đương.

 

Thủa đó tôi đang độ thiếu thời

Chị tôi sắp sửa tuổi đôi mươi

Chị cài lên ngực màu hoa tím

Tôi nhặt hoa rơi chị mỉm cười.

 

Rồi tôi đi học lên thành phố

Ở nhà chị xe chỉ trôn kim

Đám cưới chị cài hoa màu tím

Chị sợ tôi buồn chẳng mách tin.

 

Ba năm làm mướn ở không công

Duyên cạn tình vương thiếu mặn nồng

Hẩm hiu đời gái tình tan vở

Chị gửi thân mình theo nước sâu.

 

Loài hoa màu tím gọi xoan đâu

Rơi rụng vương thêm mấy lượt sầu

Hoa rơi như tiễn người trong cuộc

Theo dòng nước chảy trôi về đâu!?

 

Chàng trai thủa đó đã ra trường

Không còn nhặt nữa cánh hoa vương

Sầu đông hoa tím buồn không nở

Dòng nước vô tình lạnh tới xương.

                                             (Hoa Sầu Đông)

Thơ của thầy là vậy, chứa đựng rất nhiều dòng cảm xúc, nhiều phong cách, nhiều thể loại. Có bài mang đậm chất cổ kính Đường thi, cũng có bài mang đậm màu sắc “Hậu hiện đại”. Hiện thơ của thầy giáo Nguyễn Văn Thông được tập hợp và giới thiệu tại Blog “Gác trọ văn chương” và các trang báo khác như báo Phong Điệp, Báo Người bạn đường và trang thơ của cổng thông tin điện tử Thị Xã Bình long Bình Phước…

Khi được hỏi về dự định xuất bản thơ thầy Thông chỉ cười bảo “Thơ mình sáng tác cho vui, chia sẻ cùng bạn bè yêu thơ, giải tỏa cảm xúc dồn nén chứ chưa có ý định xuất bản, sau này học xong thạc sĩ về xin tiền vợ tài trợ thì mới xuất bản giới thiệu cùng bạn đọc”.

Chia tay anh, người thầy giáo dạy văn xứ nghệ, chúng tôi như hiểu được cảm xúc, co bóp, dồn nén, dâng trào ở trong lòng bấy lâu nay như được bộc phát, vỡ òa vào trong từng trang thơ nhiều trăn trở, uất ức, nợ đời…

   Lãng Tử Sầu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây