Mặc dù Bác bận rất nhiều việc nhưng Bác luôn dành cho thế hệ trẻ cả nhi đồng và thanh niên những lời chỉ bảo, hướng dẫn giáo dục và nay đã trở thành cẩm nang cho mọi thế hệ thanh thiếu nhi Việt
Cũng bằng tâm huyết của mình, nhân kỷ niệm Quốc khác 2 tháng 9 năm 1945 Bác đã căn dặn 5 điều khi nói chuyên với thanh niên.
“1. Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng, trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Không sợ gian khó, hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
2. Phải tin tưởng sâu sắc lực lượng và trí tuệ tập thể, của nhân dân. Tăng cường đồn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do.
3. Luôn luôn trao dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn, giản dị. Chống kiêu căng, chống lãng phí, xa hoa. Thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cùng tiến bộ mãi.
4. Ra sứchọc tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân.
5. Luôn chú ý dìu dắt giáo dục thiếu niên và nhi đồng, làm gương tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo”
Trong cuộc đời, Người không chỉ dành những lời giáo huấn cho tuổi trẻ nói chung mà trong từng đối tượng thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Người lại có những lời giáo huấn riêng phù hợp cho từng đối tượng, tính chất công việc và lứa tuổi.
Đối với học sinh phổ thông, ngày 18 tháng 12 năm 1954, nói chuyện với học sinh các trường Trung học Nguyễn Trãi, Chu Văn An và Trưng Vương (Hà nội). Bác đã dặn học sinh các cháu phải học để:
“Yêu Tổ quốc, cái gì trái với quyền lợi Tổ quốc, chúng ta phải cương quyết chống lại.
Yêu nhân dân: việc gì hay người nào phạm đến lợi ích chung của nhân dân, chúng ta phải cương quyết chống lại
Yêu đạo đức: chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác hăng hái, cần kiệm; xóa bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động.
Đối với sinh viên, ngày 7 tháng 5 năm 1958, nhân dịp đại hội Hội sinh viên Việt Nam lần thứ 2, Bác kính yêu đã dành thời gian đến dự, huấn thị tại Đại hội và Người dạy sinh viên: “Lao động trí óc phải kết hợp với lao động chân tay. Học lao động phải có quyết tâm muốn có quyết tâm, muốn có quyết tâm phải có tinh thần, muốn có tinh thần phải có sáu cái yêu:
Yêu Tổ quốc: yêu như thế nào? Yêu là phải làm cho Tổ quốc ta giàu mạnh. Muốn Tổ quốc giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm
Yêu nhân dân: mình phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân , biết nhân dân còn cực khổ như thế nào, biết chia sẻ lo lắng, những tủi buồn, những công tác nặng nhọc với nhân dân.
Yêu xã hội chủ nghĩa: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu xã hội chủ nghĩa, vì có yêu xã hội chủ nghĩa thì nhân dân mình mới ngày một ấm no thêm.
Yêu lao động: muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu xã hội chủ nghĩa thì phải yêu lao động, vì không lao động thì chỉ là nói suông.
Đối với thiếu niên, nhi đồng, ngày 15 tháng 5 năm 1961, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội, Bác Hồ kính yêu đã viết thư cho thiếu nhi căn dặn các cháu 5 điều:
“ Yêu tổ quốc, yêu dồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiên tốn, thật thà, dũng cảm”./.
Vói thanh niên là những người chủ và là thế hệ cận kề nhất của đảng, giữ trọng trách làm chủ dất nước cận kề hơn nên Bác đã quan tâm chu đáo hơn, giành nhiều thời gian và công sức hơn với thế hệ trẻ của đất nước. Cũng vì lý do đó mà suốt quãng đời giữ vị trí Chủ tịch nước Bác đã thường xuyên theo sát những bước trưởng thành của thanh niên. Bác rất kỳ vọng và tin tưởng ở thanh niên. Trong “Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Đồn thanh niên lao động Việt Nam” (ngày 24 tháng 3 năm 1961) Bác đã tới dự và huấn thị rằng: “ Hiện nay, nhiệm vụ của thanh niên là ra sức giúp Đảng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm nền tảng vững chắc cho công cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà…muốn làm tròn nhiệm vụ vẻ vang ấy, thanh niên ta cần phải thấm nhuần tinh thần làm chủ nước nhà và phải trau dồi đạo dức của người cách mạng”.
Dù bận việc, lo cho cả dân tộc, cả đất nước nhưng vì thanh niên là thế hệ trụ cột cho đất nước, đất nước có phồn vinh hay không, hồn thành mọi chủ trương xã hội chủ nghĩa hay không cũng cần một sức mạnh ở thanhy niên, thế hệ trẻ của Tổ quốc nên Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn dành trọn vẹn niềm tin, những lời giáo dục sâu sắc cho thanh niên trưởng thành. Bây giờ chúng ta, những thế hệ thanh niên đang sống trong thời đại mới nhưng những lời dạy của Bác Hồ kính yêu đang ở bên cạnh nóng hổi với chúng ta. Bởi Bác Hồ là một lăng kính soi rọi đường đi của mọi thế hệ như nhà thơ Tố Hữu viết trong “Bác ơi” (1969)./.
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Trương Văn Phương
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn