KHÔNG PHẢI TẤT CẢ KHUYẾN NÔNG VIÊN CƠ SỞ ĐỀU KHÓ KHĂN, BƯƠN CHẢI NẾU HỌ NĂNG ĐỘNG VÀ CHO HỌ CƠ HỘI

Thứ ba - 03/04/2012 13:37

KHÔNG PHẢI TẤT CẢ KHUYẾN NÔNG VIÊN CƠ SỞ ĐỀU KHÓ KHĂN, BƯƠN CHẢI NẾU HỌ NĂNG ĐỘNG VÀ CHO HỌ CƠ HỘI

hellip; 830.000đ/tháng là mức phụ cấp cao nhất phổ biến hiện nay đối với khuyến nông viên cơ sở (KNVCS) thì quả là quá thấp, có tiết kiệm lắm cũng chỉ đủ tiền xăng và cà phê sáng chứ nói gì đến trang trải cho gia đình, nuôi vợ con. Thế nhưng không phải là không có cách, “cái khó sẽ ló cái khôn” nếu họ năng động và các cơ quan ban ngành tạo điều kiện cho họ cơ hội thì họ sẽ rất thành công.
 Là bộ đội xuất ngũ quê tại BắcGiang, về xây dựng gia đình và đưa vợ con vào Bình Phước lập nghiệp. Với 2 bàn tay trắng và một chút vốn liếng ít ỏi rồi vay mượn anh em họ hàng mua được một ít đất canh tác. Hai vợ chồng cũng như bao nông dân khác quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời, làm thuê làm mướn mà cuộc sống vần gặp rất nhiều khó khăn. Với bản chất của người lính anh đã không chùn bước vẫn hy vọng “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”anh vẫn kiên trì bám trụ và chịu khó làm đủ mọi thứ việc. Chính vì đức tính trên, cuối năm 2006 Anh Phan Văn Tuý 37 tuổi ngụ ấp Thanh Bình xã Thanh Lương huyện Bình Long – tỉnh Bình Phước (nay là thị xã Bình Long) đã có cơ hội, được UBND xã tuyển dụng vào làm KNVCS (do không có ai làm vì thù lao chỉ có 450.000đ/tháng ) ngoài ra không kiêm nhiệm, không có thu nhập gì thêm, nhưng anh vẫn bằng lòng. Ban đầu công việc còn bỡ ngỡ, chỉ là nông dân đích thực không biết làm “cán bộ” ra sao, công việc cụ thể như thế nào? Nhưng qua những lần tập huấn nâng cao năng lực cộng với bản chất chịu khó, ham học hỏi, được tiếp xúc nhiều với nông dân, các nhà khoa học, tích luỹ kinh nghiệm từ thực tế dần dần anh cũng tự tin hơn, từ đó anh chủ động mở rộng mối quan hệ để có thêm thu nhập dù suốt ngày phải rong ruổi trên đường. sau một thời gian ngắn làm KNVCS anh kiêm nhiệm thêm tổ trưởng tổ vay vốn, làm đầu mối thu mua cho công ty bông, rồi tham gia vào ban thường vụ hội nông dân xã .v.v..

Anh Tuý tâm sự “ Vợ tôi cằn nhằn quá cô ạ vì cứ thấy đi suốt ngày chẳng giúp được gì cho công việc gia đình, nhưng từ khi làm KNVCS tôi học hỏi được rất nhiều, về áp dụng KHKT vào trồng trọt chăn nuôi cho chính gia đình mình từ đó năng suất điều được tăng lên rõ rệt, vườn cây ít sâu bệnh, trồng xen ca cao trong vườn điều, xen chanh trong vườn tiêu để tận dụng diện tích đất trống, bây giờ tham gia vào CLB nuôi gà heo, có sự hiểu biết một chút nên heo gà ít dịch bệnh, tăng trọng nhanh, rút ngắn thời gian nuôi lúc nào trong chuồng cũng có từ 3-4 heo ái đẻ, 15 – 20 heo thịt, 4000 con gà nuôi bán chăn thả ở hai độ tuổi, kết hợp xây hầm bioga tận dụng khí sinh học và bảo vệ môi trường, gần đây mỗi năm thu nhập cũng được trên 200 triệu đồng, nuôi được ba đứa con ăn học đàng hoàng, tiền từ đó chứ ở đâu ra. Rất tiếc là không có trình độ bằng cấp nên không mở được đại lý vật tư nông nghiệp”

Trước đây như “ếch ngồi đáy giếng” nhưng nay thì khác, làm KN được đi tham quan học hỏi nhiều nơi, tiếp cận các mô hình sản xuất có hiệu quả, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm nên gia đình anh ngày càng được nhiều bà con  đến tham quan học tập.

Cũng như Anh Tuý, Anh Nguyễn Văn Chung làm KNVCS cho xã Thanh Phú thị xã Bình Long do có bằng trung cấp thú y nên vừa làm khuyến nông, vừa kiêm thêm thú y xã, kiểm soát giết mổ gia súc, ngoài ra anh còn mở thêm một đại lý bán thuốc thú y, tư vấn và điều trị bệnh trên gia súc gia cầm cho bà con trong vùng, làm khuyến nông  được nhiều bà con nông dân biết đến nên thu nhập cũng tương đối ổn định. Hay như ông Lưu Văn Hùng ấp 8 xã An Khương huyện Hớn Quản vừa là chủ nhiệm CLB KN, KNVCS đã trở thành chủ nhiệm hợp tác xã chuyên cung ứng vật tư nông nghiệp, cây con giống, hoặc Anh Bi, Anh Đề là KNV CS của xã Long Bình huyện Bù Gia Mập đã kết hợp với Trạm KN, các công ty, đại lý, Hội nông dân để bán phân trả chậm, tham gia vào kênh cung ứng giống cây trồng vật nuôi, phân bón thuốc BVTV cho nông dân đều có thu nhập cao. Một số KNVCS có trình độ đều mở đại lý vật tư NN hoặc dịch vụ thú y ….

Vì vậy có thể khẳng định rằng với mức thù lao thấp nhưng KNVCS biết tích luỹ cho mình những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tạo được uy tín đối với bà con nông dân, năng động nhiệt tình thì sẽ mở rộng được quan hệ, làm dịch vụ, kiêm nhiệm một trong các lĩnh vực thú y, BVTV, Hội nông dân đồng thời được các ban ngành các cấp tạo điều kiện cho họ một số cơ hội nhất định thì họ sẽ nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, hoàn thành tốtt nhiệm vụ được giao, yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với sự nghiệp khuyến nông.


Nguyễn Thị Hạnh - Trạm Khuyến Nông Thị xã Bình Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây