CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG CẦN “ ĐA HỆ”
Nếu ai nghĩ rằng tuyển chọn và làm cán bộ khuyến nông (CBKN) đặc biệt là khuyến nông viên cơ sở (KNVCS) thật đơn giản và đễ dàng thì quả là rất sai lầm. nếu xét theo góc độ chức năng nhiệm vụ được giao và môi trường hoạt động thực tế thì việc tuyển chọn CBKN nói chung và KNVCS nói riêng hiện nay quả là vô cùng khó khăn “ thật hiếm có khó tìm” bởi những lý do sau:
Đối tượng gặp gỡ và làm việc của CBKN chủ yếu là nông dân rất đa dạng về tuổi tác, trình độ, phong tục tập quán, tính cách, điều kiện kinh tế, giới tính …
Môi trường hoạt động rộng bao trùm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, chế biến bảo quản sau thu hoạch…. (do nông dân SX đa dạng, manh mún nhỏ lẻ và nghĩ rằng cái gì CBKN cũng biết)
Từ những lý do trên đòi hỏi người CBKN phải có rất nhiều điều cần và đủ mới đáp ứng được nhiệm vụ theo đúng nghĩa và có hiệu quả đó là:
Có kiến thức sâu rộng về mọi mặt như: Khoa học kỹ thuật - đây là điểm mấu chốt nhất trong công việc vì mỗi CBKN phụ trách một địa bàn bao trùm tất cả các lĩnh vực về nông nghiệp phải trả lời được tất cả các câu hỏi của người nông dân đặt ra như giống, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, các loại thuốc cần phối hợp, sử dụng …(câu hỏi khó quá cần tham khảo thì phải trả lời đúng hẹn mới đem laị được lòng tin cho nông dân)
Có kỹ năng giao tiếp tốt, ứng xử các tình huống nhanh nhạy phù hợp với từng đối tượng, kỹ năng truyền đạt đặc biệt là kỹ năng trình diễn phải thành thạo đúng quy trình kỹ thuật (Bởi vì có rất nhiều nông dân giỏi, giàu kinh nghiệm)
Cập nhật thường xuyên để nắm bắt các thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp để thông tin cho nông dân; thị trường giá cả, các mô hình SX có hiệu quả, điển hình tiên tiến để cho bà con tham khảo học tập
Nắm rõ tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương như: Cây trồng vật nuôi chủ lực, tập quán SX, diện tích, năng suất, sản lượng, mùa vụ, tình hình dịch bệnh các loại cây trồng vật nuôi ….., những khó khăn thuận lợi, tâm tư nguyện vọng của bà con nông dân, cũng như của địa phương để từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với điều kiện, nhu cầu và mong muốn của người nông dân.
Phải có lòng nhiệt tình, yêu nông nghiệp, năng động sáng tạo trong công việc, chân thành cởi mở gần gũi với bà con nông dân (thậm chí còn phải có kinh tế khá giả nữa mới có sức thuyết phục) .v..v
NHỮNG BẤT CẬP NAN GIẢI
Hiện nay việc tuyển chọn CBKNVCS và công tác khuyến nông ở thị xã Bình Long tỉnh Bình Phước nói riêng và nhiều địa phương khác nói chung có rất nhiều bất cập khó giải quyết đó là:
CBKNVCS phải ở trong độ tuổi (không quá 45 tuổi), có trình độ trung cấp, một số địa phương cho kiêm nhiệm, một số địa phương không cho kiêm nhiệm các công tác khác như Hội nông dân, hoặc đoàn thể, thú y, BVTV.
Từ khi có hệ thống KNVCS đến nay mức thù lao quy định là 450.000đ/tháng, ngoài ra không có thu nhập nào thêm, không BHYT, không BHXH nếu không kiêm nhiệm các công tác khác (mới bắt đầu được hưởng mức phụ cấp 830.000 đ/tháng từ tháng 9/2011 trở đi, không có BHXH, không BHYT)
Do mức thù lao quá thấp, nên việc tuyển chọn CBKNVCS hết sức khó khăn, một số CB tuổi đời còn rất trẻ, chưa có trình độ, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp do vậy hoạt động ít có hiệu quả, những người có kinh nghiệm, nhiệt tình thì không có trình độ hoặc đã quá tuổi. mức thù lao trên sẽ “ tương đối cao” đối với cán bộ trẻ, chưa có kinh nghiệm, nhưng sẽ không đủ tiền xăng đối với người có lòng nhiệt tình và có kinh nghiệm. Không thể “vác tù và hàng tổng” mãi được nên việc thay đổi KNVCS là chuyện bình thường, chính vì vậy những lớp tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng cho KNVCS do Trạm KN huyện thị hoặc trung tâm KN-KN tỉnh tổ chức như muối bỏ biển.
Kinh phí đầu tư cho sự phát triển nông nghiệp còn quá ít, mỗi năm kinh phí dành cho công tác KN chỉ đủ cho 2 - 3 chục lớp tập huấn, tham quan, hội thảo và vài ba mô hình trình diễn ở quy mô nhỏ lẻ, trong khi đó để có mô hình trình diễn thuyết phục trên các loại cây công nghiệp như hồ tiêu, cao su, điều thì vài ba triệu/điểm trình diễn không thấm tháp vào đâu.
Thiết nghĩ rằng để góp phần vào sự nghiệp phát triển CNH - HĐH nông nghiệp hiện nay, đáp ứng nhu cầu thực tế, cán bộ khuyến nông hội tụ được đủ những phẩm chất đức tính như trên nhằm khuyến khích nông dân áp dụng KHKT vào SX thì các ngành, các cấp cần quan tâm hơn nữa tới công tác khuyến nông. Mỗi xã phường có ít nhất được biên chế 01 cán bộ KN kiêm nhiệm mảng nông nghiệp để họ có cơ hội, điều kiện phát huy năng lực, tích luỹ kinh nghiệm, nhiệt tình phục vụ bà con nông dân, tạo điều kiện có mức thu nhập ổn định để yên tâm công tác lâu dài.
Công việc của cán bộ khuyến nông và những tâm tư nguyện vọng của họ
Ảnh: Nguyễn Thị Hạnh. |
Nguyễn Thị Hạnh - Trạm Khuyến Nông Thị xã Bình Long
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn