MÔ HÌNH TRỒNG RAU SẠCH TĂNG THU NHẬP CHO HỘI VIÊN PHỤ NỮ

Thứ ba - 19/12/2017 09:38
Với mong muốn giúp hội viên phát triển kinh tế, chi hội phụ nữ ấp Thanh Thịnh xã Thanh Lương thị xã Bình Long mạnh dạn xây dựng   mô hình trồng rau sạch  . Sau một năm, mô hình này có 11 hội viên tham gia, góp phần thay đổi ý thức, tập quán canh tác rau cho người dân trên địa bàn ấp, hướng đến hình thành vùng chuyên canh rau sạch an toàn theo quy hoạch của UBND xã Thanh Lương.
Rau
Những luống rau mùng tơi nhà chị Bích ấp Thanh Thịnh đã đến ngày thu hoạch
 
Chị Nguyễn Thị Bích, tổ 1, ấp Thanh Thịnh đang trồng rau trên diện tích 3.500m2. Để chủ động nguồn cung cấp gia đình chị trồng nhiều loại rau có thời gian sinh trường từ 25 ngày đến 45 ngày. Trong thời gian này giá rau tăng cao, bình quân mỗi ngày gia đình chị thu nhập không dưới 1 triệu đồng. Chị Bích cho biết: giá các loại rau như cải ngọt, cải bẹ xanh, cải ngồng, mùng tơi là 15 ngàn /kg. Xà lách 25- 30 ngàn/kg, nhà bán một ngày tổng cộng các thứ rau được 1 tạ.
Hộ chị Trần Thị Tuyết tổ 2, ấp Thanh Thịnh có 4.500m2 đất trồng rau ngót. Chị cho biết rau ngót rất dễ trồng, cứ sau 75 ngày đã cho thu hoạch một đợt.  Với diện tích hiện nay chị đều đặn bỏ mối cho bạn hàng tại chợ Thanh Lương mỗi ngày 500 bó rau ngót, giá mỗi bó là 2.000 đồng
Mô hình trồng rau sạch của chi hội phụ nữ ấp Thanh Thịnh có 11 hội viên. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, kinh nghiệm trồng rau, đầu ra sản phẩm; Mỗi gia đình chủ động phát triển  diện tích trồng  giao động từ 500m2 đến 4,500m2. Chị em trồng theo sở thích của gia đình.  Ví dụ có nhà trồng rau ngót, nhà trồng bí, nhà trồng hổ qua nhà trồng dưa leo, có nhà trồng rau cải xanh cải ngọt có nhà trồng rau thơm rau ngò. Nói chung hợp với kỹ thuật gia định  trồng có năng suất cao người ta sẽ sử dụng giống đó. Còn  nói về giá trị kinh tế mô hình trồng rau sạch này cho thấy chị em kinh tế khá ổn định, con cái đi học có tiền đóng, tài chính trong gia đình ổn định hơn.
Mô hình trồng rau sạch của chị em phụ nữ ấp Thanh Thịnh đáp ứng được tăng thu nhập, tạo việc làm thường xuyên cho hội viên. Tuy nhiên mô hình này vẫn chỉ dừng lại ở hình thức canh tác tự phát kém bền vựng. Những kiến thức khoa học trong sản xuất chỉ dựa vào kinh nghiêm, học hỏi lẫn nhau. Đầu ra sản phẩm dựa vào mối tiêu thụ của bạn hàng bán lẻ. Chị Nguyễn Thị Tuyết, chi hội trưởng phụ nữ ấp Thanh Thịnh, xã Thanh Lương, TX. Bình Long kiến nghị: Tôi muốn đề suất thứ nhất có lớp tập huấn cho chị em học hỏi kỹ thuật để trao dồi kỹ thuật trồng rau sạch và có thương hiệu. Sau này thành lập được hợp tác xã điều tốt nhất mong mỏi cho mô hình trồng rau sạch chi hội phụ nữ Thanh Thịnh này. Là điều mong mỏi nhất chị em để có nguồn thu, có năng suất, có giá trị mặt hàng được công nhận ngoài thị trường để cho chị em làm ăn có tinh thần phấn đấu”.
Trong đề án xây dựng NTM của xã Thanh Lương, ấp Thanh Thịnh được quy hoạch 30ha trồng rau sạch. Với diện tích trên 3ha đất trồng rau sạch của các chị em hội viên chị hội phụ nữ ấp Thanh Thịnh chính là bước khởi đầu cho đề án trồng rau sạch của UBND xã Thanh Lương.
Minh Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây