Sau một năm mày mò tự nghiên cứu, ông Tăng Ngọc Huân hội viên hội nông dân khu phố An Bình, Phường An Lộc, Thị Xã Bình Long đã sáng chế thành công máy ấp trứng từ phế thải công nghiệp. Nhờ nắm vững quy trình kĩ thuật về nhiệt độ, độ ẩm, thông gió cho máy ấp trứng mà máy ấp trứng do ông Tăng Ngọc Huấn sáng chế đã có nhiều ưu điểm, tự động 100%, tận dụng triệt để các thiết bị điện máy gia dụng bị hư để làm máy ấp trứng, bao gồm thân, vỏ, hệ thống điện và các khay đựng. Máy ấp trứng do hội viên hội nông dân Tăng Ngọc Huân sáng chế có tỉ lệ nở cao, phù hợp với các hộ chăn nuôi gia cầm có trạng trại, khắc phục được nhiều khuyết điểm mà các loại máy truyền thống mắc phải. Cụ thể máy ấp trứng do ông Tăng Ngọc Huân sáng chế là loại máy đa kì, có thể cùng một lúc ấp nhiều đợt trứng và loại trứng khác nhau mà tỉ lệ nở vẫn rất cao, tiết kiệm chi phí năng lượng điện cũng như giá thành sản phẩn khoảng 50% so với giá cả thị trường. Hiện ở thị trường máy ấp trứng gà thường thì chỉ có thể ấp một kì có nghĩa là ấp nở hết đợt này mới ấp đợt khác, còn máy do ông Huân sáng chế là loại máy đa kì có nghĩa là đang ấp trứng đợt này nhưng nếu có nhu cầu vẫn có thể đưa trứng mới vào ấp chung mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng giống và tỉ lệ nở của trứng, bên cạnh đó máy ông Huân sáng chế còn có thể ấp nhiều loại trứng như trứng Gà, Vịt, Chim…ngoài ra loại máy ông Huân sáng chế còn giảm từ 10 đến 15 % năng lượng tiêu thụ điện so với máy ấp trứng thông thường. Nếu nhiệt độ bên ngoài khoảng 32 đến 34 độ C thì máy sẽ có rơ le tự ngắt năng lượng và chỉ chạy hai quạt gió, tất cả các quy trình đều được tự động hóa. Đặc biệt mất điện trong 10 tiếng vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng ấp trứng.
|
Máy ấp trứng Tăng Ngọc Huân từ phế thải công nghiệp |
So sánh về giá cả thị trường thì máy ấp trứng do ông Tăng Ngọc Huân sáng chế có thể ấp tối đa từ 400 trứng đến 500 trứng với giá thành khoảng từ hai triệu điến hai triệu năm trăm nghìn một máy, rẻ hơn khoảng 50% so với giá thị trường, cụ thể loại máy ấp trứng số lượng từ 300 đến 400 trứng ở ngoài thị trường có giá thành từ bốn triệu hai đến sáu triệu ba trăm nghìn một máy.
Hiện gia đình ông Tăng Ngọc Huân đang mở mô hình trang trại nôi chim cút giống và chim cút thành phẩm cung ứng cho thị trường. Ông Huân cho biết “ Mô hình chăn nuôi này không cần diện tích lớn, loại chim cút có thể sống với mật độ đông, vòng chăn nuôi ngắn, chỉ khoảng 1 tháng là có thể xuất thành phẩm. Gia đình ông cung ứng chim cút giống ra thị trường và các hộ nông dân với giá chỉ từ hai nghìn đến ba nghìn đồng một con chim cút giống, hỗ trợ kĩ thuật kinh tế cho bà con nông dân còn gặp khó khăn. Đây chính là mô hình xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho các hộ nông dân mà diện tích chăn nuôi nhỏ và làm giàu cho các hộ biết ấp dụng kĩ thuật vào sản xuất chăn nôi quy mô lớn.
Tuy diện tích chăn nôi nhà ông Huân chỉ khoảng 30m2 nhưng ông đã thành công với mô hình này và được hội nông dân các cấp đánh giá cao về tính thực tiễn cũng như hiệu quả kinh tế từ mô hình này.
Ông Tăng Ngọc Huân Cho biết nhờ áp dụng khoa học vào sản xuất mà ông đã chủ động từ khâu chọn giống, ấp trứng đến chăn nuôi gia cầm, cho thu nhập kinh tế cao.
Nguyễn Văn Thông