NGƯỜI THỔI HỒN CHO GỖ LŨA

Thứ năm - 20/02/2014 14:34 2.998 0
Nghệ thuật lũa là một cái tên còn rất xa lạ đối với nhiều người, thế nhưng với ông Lê Công Lộc ngụ tại phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước lại là cả niềm đam mê nghệ thuật. Biết đến  nghệ thuật lũa từ thỏa thiếu niên, tuy nhiên lại chưa có điều kiện để chơi bộ môn này. Sau những năm tham gia công tác tại công ty cao su Bình Long, đến nay trong tay ông đã có hơn 200 tác phẩm. Sinh ra và lớn lên tại Phú Lý, Hà Nam đến năm 1984 ông chuyển về Bình Long làm việc tại công ty cao su Bình Long. Đến năm 1988 ông về hưu, Năm nay đã 72 tuổi, cái tuổi già mà nhiều người thường quay về quây quần với niềm vui cùng con cháu. Thế nhưng ông Lê Công Lộc lại đến với nghệ thuật lũa.
Những tác phẩm nghệ thuật của ông Lê Công Lộc

Những bức tượng gỗ đủ hình thù như hình sư tử, cô gái hay hòn non bộ, bồ câu tất cả đều là tác phẩm được đôi bàn tay tài  tình của ông “biến hoá” từ những gốc cây thô kệch. Mỗi một tác phẩm làm ra, ông đều xem như một đứa con tinh thần. Từng đường nét được ông chăm chút kĩ lưỡng. “ Gỗ lũa rất cứng, lại làm tỉ mỉ từng tí một nên người nghệ nhân phải bỏ ra rất nhiều thời gian.  Nhiều khi chỉ làm một bức tượng nhỏ cao tầm 20cm, ông cũng phải mất cả chục ngày trời. Đặc biệt mỗi một tác phẩm làm ra là độc nhất vô nhị không có sự lặp lại. Làm gỗ lũa mất nhiều công sức. Sự khác biệt lớn nhất giữa người làm Lũa với những nghệ nhân điêu khắc thông thường chính là thợ điêu khắc luôn bị đóng đinh vào một hình tượng nghệ thuật cố định, quá trình tạo ra sản phẩm là một quá trình “Chết “ Trong khi đó, người làm Lũa phải ngắm nghía , xoay chuyển, lật đi lật lại để quan sát tất cả các góc cạnh của phôi. Trong đầu người nghệ nhân luôn tưởng tượng để tạo ra hình tượng nào đẹp nhất, hợp lý nhất và ý nghĩa nhất, hìnhdáng tự nhiên nhất  Do vậy , có thể nói, quá trình tạo ra một tác phẩm gỗ lũa là một quá trình "Sống"  Chính quá trình quan sát, tìm tòi để tìm hồn của Lũa mang lại cho người nghệ nhân làm lũa một niềm vui,niềm hạnh phúc mà người thợ điêu khắc thông thường không thể có được.  Ở góc nhìn này đó là một bộ rễ gai góc , xù xì tưởng như chỉ có thể làm củi  nhưng lật đi lật lại, ở một góc nhìn khác có thể nó lại là một hình tượng nghệ thuật tuyệt vời. ông Lê Công Lộc cho biết: “Tất cả những sáng tác của tôi đều là mang hơi thở cuộc sống cho nên tất cả từng tác phẩm nó noí lên tính chất đa dạng của nó, thế còn tôi bây giờ mở triễn lãm tự do thế này tại nhà mình để ai yêu nghệ thuật thì tự do thưởng thức.”

Trãi qua hơn10 năm trời chơi lũa , ông cũng đã nhận 02 học trò một người ở Quận Bình Thạnh và anh Trần Văn Minh hiện đang làm việc tại thị xã Bình Long. Anh Minh đến với thầy Lộc cũng rất tình cờ. Cái duyên của hai thầy trò chỉ là sự gặp ngỡ ngẫu nhiên khi anh vô tình đi ngang qua khu vực này và tinh mắt phát hiện ra những khúc rễ cây, phôi gỗ được biến tấu ngẫu nhiên gây tò mò xen lẫn thú vị cho anh. Nhìn những tác phẩm không hề có một sự chạm khắc tinh xảo nào mà chỉ là một vài nhát dao chặt mà đã cho ra một tác phẩm có hồn. vậy là từ đó anh cũng theo chân của thầy Lê Công Lộc để học hỏi. Những lần cùng thầy đi lượm nhặt những gốc rễ gặp ở trên đường mà anh chưa kịp định hình thì ông đã ngay lập tức khẳng định về hình ảnh của tác phẩm nhanh chóng. Nói về người thầy của mình với thái độ kính phục anh Trần Văn Minh cho biết: “khi nhìn những món dồ thầy làm mình rất thích chứ mình cũng không biết là có học tập được gì không nhưng mình chỉ biết là mình rất thích, nó rất tự nhiên mà thế giang không có thứ hai. Thầy dặn mình phải khiêm tốn là chính không nên phô trương cho người ta biết, cứ thầm lặng mà làm và thành hay không là do người ta nhận xét người ta nhìn còn mình không thể biết được”

Tâm đắc về người học trò của mình, với nghệ thuật lũa là sự tượng tưởng vô hình vạn trạng, là sự khéo léo của đôi bàn tay mà mỗi người yêu gỗ lũa có thể làm nên một tác phẩm rất độc đáo. Nói về anh học trò của mình ông Lê Công Lộc cho biết: “học trò đến với tôi rất nhiều thế nhưng làm nghệ thuật không như phạm trù các nghề khác đã làm nghệ thuật đặc biệt trong lĩnh vực hội họa điêu khắc thì 80 % thiên phú phải có năng khiếu , thầy đào tạo hường dẫn chỉ có  20 %. Về Bình Long tôi thu nạp học trò Minh cũng đang đam mê thế nhưng thầy cố gắng trò cũng cố gằng hết tâm chỉ dẫn để mong sau có người tiếp tục sự nghiệp bởi tất cả ở đời cũng có linh hồn của nó để làm sao biến những cái tự nhiên đó thành hơi thở cuộc sống”.

Gỗ lũa là phần lõi cây cứng nhất còn sót lại của các gốc cổ  thụ khô sau khi cây bị chết. chính vì là phần gốc, lại là lõi nên gỗ lũa rất cứng và không bao giờ bị mối mọt mục nát bới tác động của nắng mưa, côn trùng hay dòng chảy của nước.

Với  trí tuệ sáng tạo và bàn tay khéo léo của  nghệ nhân Lê Công Lộc, những lõi cây được điêu khắc, đục chạm đã làm nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Có thể nói gỗ lũa nghệ thuật có nét tương đồng với điêu khắc tạc tượng song nó phong phú đa dạng hơn nhiều. Dựa trên những hình dạng đường nét tự nhiên của cành cây, gốc cây. Người nghệ nhân phải có tay nghề thợ mộc, sau đó là óc thẩm mỹ và mắt nhìn của người điêu khắc, thêm bớt chi tiết cho tác phẩm sinh động có hồn. có được sự điều chỉnh của bàn tay con người, gỗ lũa có cuộc đời thứ hai bền chắc và có ý nghĩa hơn. Bởi lẽ, nó mang nặng sự gửi gắm tình cảm, hoài niệm trí tưởng tượng và tình yêu bền vững

Bài thơ về cảm tác của ông cũng chính là những tâm sự của người chơi lũa:

“Gốc rễ phơi bày thấy mà thương

 Gom góp rồi ra mới tỏ tường

Y trời đất tùy nhân tạo tác

 Gửi hồn vào sinh động là hay

 Muôn hình vạn trạng xưa nay

 Dày công khổ luyện và say mấy người”.

Hiện nay, người đam mê nghệ thuật lũa có thể đến tại địa chỉ 114 Phan Bội Châu, KP Phú Trung phường An Lộc, thị xã Bình Long để chiêm ngưỡng hơn 200 tác phẩm đang được ông trưng bày tại đây.

 

HOÀI THI

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây