Bà Đặng Thị Sợi, Chủ tịch Hội LHPN thị xã Bình Long báo cáo tham luận về Công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2015. |
Bà Đặng Thị Sợi, Chủ tịch Hội LHPN thị xã Bình Long cho biết: Bằng các hình thức phong phú đa dạng, hội phụ nữ cơ sở đã xây dựng nhiều mô hình giúp nhau phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương như: Phong trào phụ nữ tự giúp nhau làm kinh tế gia đình với hình thức cho vay không lãi, lãi suất thấp; xây dựng các hình thức tương trợ vốn, tổ TKTD, tổ nuôi heo đất…đây là một trong các phong trào thiết thực hiệu quả khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, đồng thời cũng là một trong những việc làm mà các cấp Hội đã huy động và sâu chuỗi được nguồn lực khá lớn từ cộng đồng dân cư. Trong năm 2015 đến nay, Hội đã vận động hỗ trợ cho 375 lượt phụ nữ vay với tổng số tiền 1 tỷ 798 triệu 980 ngàn đồng, giúp chị em nghèo, phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, Hội còn giải ngân nguồn vốn “Hỗ trợ phụ nữ nghèo” của Trung ương Hội. Với hình thức vay tín dụng, trả góp; mức vốn vay vòng một là 7 triệu đồng/hộ gia đình/năm, vòng thứ 2 là 10 triệu đồng/hộ gia đình/năm. Tính từ tháng 10/2013 đến nay từ nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ nghèo Hội đã giúp cho 1.403 chị được vay, với tổng số vốn là: 19 tỷ 269 triệu đồng. Dư nợ còn lại hiện tại là 3 tỷ 809 triệu 250 ngàn đồng. Đây không chỉ là nguồn vốn giúp cho hộ phụ nữ nghèo mà giúp cho cả những hộ gia đình khó khăn bị thiếu vốn trong chăn nuôi, sản xuất kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ…. . Qua hơn 03 năm thực hiện nguồn vốn “Hỗ trợ phụ nữ nghèo” của Trung ương Hội, thông qua việc kiểm tra, giám sát cho thấy: việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này của hội viên, phụ nữ đạt hiệu quả cao, không để xảy ra thất thoát và nợ quá hạn. Từ nguồn vốn này đã giúp được cho các hộ gia đình phụ nữ nghèo, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, điển hình bằng việc vay vốn, chi hội phụ nữ ấp Thanh An, xã Thanh Lương đã thành lập được mô hình “CLB phụ nữ Khơme làm kinh tế”, với hơn 20 hộ người đồng bào khơme tham gia. Qua 3 năm thành lập mô hình CLB này đã phát triển tốt, duy trì và nâng được số thành viên tham gia là 35 chị, việc phát triển kinh tế của các hộ gia đình trong CLB đã được nâng lên.
Bên cạnh nguồn vốn từ Trung ương Hội đầu tư, Hội phụ nữ thị xã đang quản lý nguồn vốn do NHCSXH uỷ thác, với số vốn cho vay năm sau luôn cao hơn năm trước. Tổng dư nợ ủy thác đến nay là 22 tỷ 362 triệu đồng, Giải ngân giúp cho 1.011 hộ vay từ các nguồn như: Vốn hộ nghèo, vốn học sinh, sinh viên, sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường…;. Hàng năm Hội LHPN thị xã xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát; thường xuyên theo dõi, tăng cường công tác hướng dẫn cơ sở, quản lý chặt chẽ từ khâu chọn đối tượng đến bình xét tại tổ, phải công khai, minh bạch. Theo dõi quản lý các tổ trưởng, thành viên, của các nguồn vốn vay để tránh tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng vốn, vay ké…. phối hợp cùng các ban ngành đoàn thể, UBND các xã, phường đôn đốc nợ đến hạn và xử lý nợ quá hạn để làm giảm tình trạng nợ quá hạn. vì vậy nợ quá hạn được giảm dần qua các năm.
Không dừng lại ở việc huy động vốn để cho vay, các cấp Hội gắn việc “Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cùng với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”. Các cấp Hội cơ sở phát động nhiều đợt thi đua đặc biệt “Vì phụ nữ nghèo” bằng các hình thức như: tiết kiệm nuôi heo đất, hũ gạo tình thương, mua sổ tiết kiệm, xây dựng mái ấm tình thương… tặng 112 số tiết kiệm cho hộ gia đình phụ nữ nghèo, trao tặng 07 mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ và nhân dân trong thị xã với tổng trị giá 679 triệu 589 ngàn đồng
Từ việc hội viên, phụ nữ được giúp các nguồn vốn vay đầu tư vào sản xuất kinh doanh, hội viên, phụ nữ có điều kiện tham gia hoạt động văn hóa xã hội để nâng cao kiến thức. Vị thế của phụ nữ trong gia đình, xã hội được nâng lên, bản thân người phụ nữ đã chủ động, tích cực tham gia vào các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội, chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ sinh môi trường, xây dựng tổ ấm gia đình góp phần hạn chế tình trạng bạo lực gia đình, xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”
Cùng với hỗ trợ vốn, Hội phụ nữ cơ sở thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng, phổ biến kiến thức về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, chăn nuôi để tăng năng suất, cụ thể: phối hợp với Trung tâm dạy nghề, Hội LHPN tỉnh Bình Phước, Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường mở các lớp chăm sóc khai thác mủ cao su, giới thiệu việc làm cho phụ nữ đi làm tại các công ty, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh, thành lập tổ, nhóm phụ nữ tham gia dịch vụ đám cưới, bóc vỏ hạt điều, đan lát…với thu nhập hàng tháng từ 1,8 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Với tình thương và sự chia sẻ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn như “Chị ngã em nâng”, “ Lá lành đùm lá rách ” Hội phụ nữ các cấp nỗ lực phấn đấu vận động người dân, mạnh thường quân ủng hộ tiền, hiện vật, tổ chức mổ mắt miễn phí cho người nghèo, nấu cơm từ thiện, địa chỉ nhân đạo tại địa phương, thăm hỏi, chia sẻ lúc ốm đau tổng trị giá 150 triệu đồng.
Bà Đặng Thị Sợi, Chủ tịch Hội LHPN thị xã Bình Long cho biết thêm: Để nâng cao hiệu quả việc huy động cũng như quản lý các nguồn vốn như đã nêu trên, là nhờ có sự chỉ đạo kịp thời và sâu sát của các cấp ủy Đảng và hội cấp trên, sự phối hợp nhiệt tình và đồng bộ của các cấp, ngành liên quan, sự nỗ lực của đội ngũ ban chấp hành Hội LHPN các cấp. Bên cạnh đó Hội đã tích cực lồng ghép với việc xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức Hội cơ sở thông qua việc thành lập các mô hình, câu lạc bộ, tổ nhóm như: Câu lạc bộ nữ Doanh nhân; câu lạc bộ 5 không 3 sạch; câu lạc bộ giúp nhau làm kinh tế gia đình; câu lạc bộ phụ nữ Khơme làm kinh tế; câu lạc bộ tiểu thương; mô hình trồng rau sạch; mô hình chi hội kinh Ấp Thanh Hưng kết nghĩa chi hội Stiêng Cần Lê; câu lạc bộ phụ nữ Stiêng chăm sóc sức khỏe sinh sản; câu lạc bộ mẹ chồng nàng dâu; Mô hình phụ nữ Khơme làm kinh tế giỏi…, duy trì địa chỉ tin cậy tại cộng đồng các xã, phường…thông qua các mô hình trên các chị hỗ trợ giúp đỡ nhau về mọi mặt như: Học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, nuôi dạy con, giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao và các lĩnh vực của cuộc sống.
Hội LHPN phường Phú Thịnh trao địa chỉ nhân đạo |
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cũng còn một số khó khăn nhất định như: Thực tế nhu cầu vay vốn của người dân nói chung, phụ nữ nói riêng còn rất nhiều và đa dạng nhưng nguồn vốn huy động từ cộng đồng còn hạn chế. Vốn vay tín chấp ngân hàng chính sách thời hạn cho vay còn ngắn, nguồn vay sản xuất kinh doanh tại các phường không còn. Trên thực tế các nguồn vốn cho vay chưa đảm bảo giúp cho các hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững. Trình độ nhận thức của một bộ phận phụ nữ còn hạn chế, nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao.
Từ những kết quả đạt được trong những năm qua, Hội LHPN thị xã rút ra một số kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt hơn nữa trong công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới: Muốn thực hiện tốt công tác hỗ trợ phụ nữ nói riêng và nhân dân nói chung về vấn đề phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, trước hết thực hiện tốt công tác tuyên truyền để hội viên, phụ nữ và nhân dân nắm bắt tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo. Công tác XĐGN cần được tiến hành đồng bộ giữa các cấp, các ngành chức năng, các đoàn thể chính trị xã hội và của toàn xã hội, phải kịp thời động viên, khuyến khích, nhân điển hình các cá nhân, tập thể làm tốt công tác XĐGN, an sinh xã hội... . Vận động chị em phát huy tính sáng tạo, có ý chí vươn lên, không cam chịu số phận, biết tận dụng nguồn lực tại chỗ, khích lệ tinh thần tương trợ vốn, xây dựng các mô hình hỗ trợ nguồn vốn phù hợp với từng địa phương xã, phường, tập hợp chị em tham gia mô hình, tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm để tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi… . Phối hợp với các ngành tập huấn, chuyển giao KHKT trong sản xuất cây trồng, vật nuôi, làm tốt công tác khuyến nông, khuyến ngư, tăng cường công tác đào tạo nghề lao động nông thôn… . Các đối tượng hộ nghèo phải được đánh giá, phân thành từng nhóm để việc hỗ trợ cho phù hợp với từng đối tượng. Nhìn chung việc hỗ trợ vốn phải đi đôi với việc dạy nghề, nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật …
Với nhiều cách làm mạnh dạn, sáng tạo, Hội LHPN các cấp đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho phụ nữ trong phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo trên cơ sở phát huy nội lực, tinh thần hợp tác tương thân tương ái phong trào Hội phụ nữ cơ sở đã thu hút ngày một đông phụ nữ tham gia tổ chức Hội, tỷ lệ phát triển hội viên hàng năm tăng ít nhất là 2% so với năm trước; tính đến nay tổng số Hội viên trên toàn thị xã là 9.030/10.586 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên có mặt tại địa phương, đạt tỷ lệ 85.3%.
VD
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn