MƯU SINH TỪ NGHỀ GÓI BÁNH

Thứ tư - 18/03/2015 16:32

Ngày nay, không chỉ tết đến mới có những chiếc bánh chưng, bánh tét, mà ngay cả những ngày thường vẫn có, kích cỡ có nhỏ hơn so với ngày tết, để phục vụ cho các bữa tiệc liên hoan,  cúng giỗ ông bà tổ tiến, hoặc dùng để bữa ăn lỡ cho người lao động&helli

Chỉ trong thời gian chưa đến 3 phút cô Tâm đã gói xong một cái bánh chưng

Người gói bánh chưng bánh tét được xem như là một nghề và cho thu nhập ổn định. Cô Trịnh Thị Tâm, 60 tuổi, ngụ tại tổ 9, KP Phú Thuận, phường Phú Thịnh, TX Bình Long đã sống với nghề gói bánh này suốt 31 năm.

31 năm nghề gói bánh, cô Tâm gói được tất cả các loại bánh có nguyên liệu gói từ lá chuối như: bánh ích, bánh ú, cho đến bánh tét, bánh chưng. Hàng ngày cô đều cần đến khoảng 10kg gạo nếp ngon để gói bánh bỏ mối cho những người đi bán rong, bán bánh tại các chợ. Nếu có khách hàng đặt theo nhu cầu thì lượng gạo sử dụng sẽ cao hơn nhiều. Cô Tâm gói được bánh tét và bánh chưng với nhiều loại nhân : Bánh hạt điều, bánh nhân đậu đỏ táo tàu, bánh nhân thịt ba chỉ, bánh nhân thịt nạc, bánh nhân tôm khô hột vịt muối…dù bánh được gói ở những loại nhân nào đều vẫn dữ được tính đặc chưng của một chiếc bánh chưng bánh tét truyền thống đó là: dẻo, có hương vị của lá, của đậu xanh. Ngon về chất lượng, đậm đà hương vị,  nên bánh của cô được nhiều người xa gần biết đến. Nói về cái duyên mình gắn bó vời nghề cô Tâm cho biết: “ Hồi còn con gái, tôi được một bác hàng xóm chuyên gói bánh chỉ bảo biết cách lam thế nào để gói được một cái bánh đẹp về hình thức, ngon về chất lượng. Khi có già đình, cứ tết đến nhiều gia đình nhờ tôi gói bánh, gói không phải ăn tiền mà chỉ ham thích. Gói ra được nhiều bánh trong lòng cảm thấy vui lắm…. Mình nghĩ sao không gói đem ra chơ bán, cái nghề này ngoài chợ đâu có bao nhiêu người gói đâu. Thế là tôi gói thử mang ra chợ bán, mỗi năm tôi thấy số lượng người ta đặt nhân lên. Còn ngày thường, con cái còn nhỏ ăn học tốn kém mình nghĩ mình làm bánh ra bán kiếm thêm, thế là ngồi gói bành đi bỏ ngoài chợ. Mình muốn cho số lượng được nhiều kêu con đi bỏ rồi lần hồi từng năm từng năm cho đến bây giờ”.

Cô Tâm có 3 người con trai, anh nào cũng biết giúp mẹ làm bánh bán ngay từ nhỏ. Người con trai cả, gói một cái bánh tét hoặc một cái bánh chưng chỉ mất 5 phút. Còn người con trai thứ lại có tài xếp lá để gói bánh. Một 100kg lá anh xắp chỉ mất 2 giờ. Người con trai út lại có tài giao tiếp bên ngoài nên đảm nhiệm giúp mẹ bỏ bánh, tìm mối mới. Anh Trần Trịnh Thanh Tiến, con trai cả cô Tâm đã có gia đình ra ở riêng anh. Có công ăn việc làm ổn định nhưng mỗi khi rảnh rỗi cả hai vợ chồng lại cùng phụ mẹ gói bánh. Ngồi lâu cũng rất là mệt, nhưng cảm giác rất vui khi được quay quần cùng gia đình cùng mẹ cùng em, cùng vợ làm việc – anh Tiến nói.

Khi được chúng tôi hỏi về tương lai của nghề gói bánh, cô Tâm hồ hởi nói: nghề gói bánh này tôi nghĩ không bao giờ mất đâu. Vì mỗi năm bánh khách đặt đến tại nhà và bỏ ngoài chợ số lượng nhiều lắm …. Tôi nghĩ, đây là một nghề khó mà mai một. Sau này tôi không còn sức để gói bánh  nhưng tôi tin các con tôi sẽ ôm cái nghề này.

Những cái bánh chưng vuông vức được cô Tâm gói

Ngày nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại bánh, nhiều thức ăn nhanh được sản xuất bằng dây chuyền công nghiệp. Đẹp mắt bởi mẫu mã, màu sắc, đa dạng bởi nhiều chủng loại. Nhưng các loại bánh  truyền thống như bánh chưng, bánh tét được sản xuất thủ công vẫn tồn tại trong lòng mọi người. Đây là một nét văn hóa đang được gia đình cô Tâm bảo tồn và phát triển.

Nghề này đã trở thành sở thích trong tôi,  vừa có thu nhập, vừa được mọi người đến nhà. Cô ơi tôi đến đặt bánh, mình cảm thấy vui lắm! Bánh ngon lắm! mình vui lắm, thật sự luôn đó. Ai đến chơi mình không có gì mình lại đem bánh ra biếu. Tặng người nào ngưới đó ăn đều khen từ chỗ đó nó như động viên mình. Mỗi ngày mình đều gói bánh, đi ra chợ bỏ - cô Tâm nói./.   

  Văn Dũng


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Danh mục