UBND thị xã Bình Long

https://binhlong.binhphuoc.gov.vn


THỊ XÃ BÌNH LONG THÂN THIỆN, GIÀU TIỀM NĂNG

Thị xã Bình Long (Bình Phước) được thành lập theo Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 11/8/2009 của Chính Phủ có tổng diện tích 12.628,56 ha với 57.590 nhân khẩu. Khu vực có vị trí địa giới hành chính rất thuận lợi trong giao thương, khí hậu ôn hòa, dễ chịu quanh năm; Cụ thể là phía Bắc giáp huyện Lộc Ninh, phía Đông, Tây, Nam giáp huyện Hớn Quản. Có 6 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 4 phường An Lộc, Hưng Chiến, Phú Thịnh, Phú Đức và 2 xã Thanh Lương, Thanh Phú đều đạt danh hiệu văn hóa.
Huyện Bình Long (cũ), Bình Phước là một nơi ít người biết vì ít thông tin liên quan tới. Có nghĩ đến thì cũng như một vùng sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở vùng đất đỏ xa xôi của miền Đông Nam bộ. Từ ngày tách lên thị xã Bình Long đến nay, Bình Long đã được Ủy ban nhân tỉnh Bình Phước triển khai, xây dựng chiến lược đến năm 2030 phát triển lên đô thị loại III. Thực hiện quyết định số 3302/QĐ-UBND, ngày 19/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh do phó Chủ tịch tỉnh Huỳnh Anh Minh ký; Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thị xã Bình Long giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với nội dung chủ yếu sau: Quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị của ủy ban tỉnh là Xây dựng Chương trình phát triển đô thị Bình Long phù hợp với Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn đến năm 2020 theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia theo Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 08/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Bình Long giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Phước; Quy hoạch chung xây dựng thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước đến năm 2030 thị xã Bình Long theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại. Tập trung nâng cao chất lượng đô thị, phát triển đô thị theo mô hình đô thị xanh, đô thị sinh thái. Với các bước nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng khu vui chơi văn hóa, đòng thời thu hút vốn đầu tư đồng bộ phát triển kinh tế và an sinh xã hội.  
Đồng thời các xây dựng mục tiêu đi đôi với các chỉ tiêu cụ thể, triển khai tới các ban ngành trong khối hành chính sự nghiệp, khối ngành kinh tế; huy động sức mạnh tổng lực của toàn xã hội. Lộ trình triển khai xây dựng các khu vực phát triển đô thị bao gồm: Các khu vực phát triển đô thị mới, mở rộng, cải tạo, bảo tồn, khu đô thị có chức năng chuyên biệt cho từng giai đoạn 5 năm và hàng năm phù hợp với các giai đoạn của quy hoạch chung đô thị được duyệt. Đề ra các chỉ tiêu phát triển đô thị cần đạt được theo từng giai đoạn 05 năm và hàng năm theo các chỉ tiêu phát triển đô thị tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020, phù hợp với quy hoạch chung đô thị và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đô thị được duyệt. Xây dựng danh mục các dự án ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật nhằm kết nối các khu vực phát triển đô thị với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị. Xác định kế hoạch vốn cho các công trình hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật cụ thể cho từng giai đoạn 5 năm và hàng năm.
Từ chủ trương đó, đến nay các chỉ tiêu chính về phát triển đô thị của thị xã Bình Long theo các giai đoạn III được triển khai. Đánh giá các tiêu chuẩn phát triển đô thị hiện trạng của thị xã Bình Long so với các tiêu chuẩn của đô thị loại III nhằm nâng cấp đô thị Bình Long lên đô thị loại III giai đoạn 2026-2030. Qua phân tích các tiêu chí hiện trạng phát triển đô thị của thị xã Bình Long so với các tiêu chí của đô thị loại III theo quy định tại Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị thì hiện trạng đô thị thị xã Bình Long đạt 44,41/100 điểm và còn rất nhiều tiêu chí chưa đạt mức tối thiểu theo quy định. Do đó, để hoàn thiện các tiêu chí nhằm nâng cấp đô thị Bình Long đạt tiêu chuẩn đô thị loại III giai đoạn 2026 - 2030 theo quy định và theo đúng định hướng quy hoạch vùng tỉnh, Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh đã được phê duyệt thì chính quyền đô thị, thị xã Bình Long phải phải tập trung, phát huy mọi nguồn lực thực hiện các danh mục dự án ưu tiên đầu tư về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm hoàn thiện các chỉ tiêu về hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội làm cho thị xã Bình Long phát triển nhanh, bền vững xứng tầm là đô thị loại III giai đoạn 2026-2030.
Lộ trình theo quy hoạch
Danh mục, lộ trình đầu tư các khu vực phát triển đô thị trên địa bàn thị xã Bình Long. Khu vực nội thị thị xã Bình Long được chia thành 5 khu vực phát triển đô thị như sau; Khu vực 1: Khu đô thị An Lộc 160ha; Khu vực 2: Khu đô thị Phú Thịnh 140ha; Khu vực 3: Khu đô thị Phú Đức 220ha.; Khu vực 4: Khu đô thị Hưng Chiến 1 – 260ha; Khu vực 5: Khu đô thị Hưng Chiến 2 – 300ha.
Các chức năng chính của các khu vực; Khu đô thị An Lộc có chức năng là khu đô thị truyền thống; Khu đô thị giáo dục - y tế - văn hóa - lịch sử và là khu đô thị trung tâm của thị xã; Tổ chức không gian gồm trung tâm giáo dục đào tạo, trung tâm y tế, khu di tích lịch sử, trung tâm khu đô thị, dịch vụ công cộng cấp đô thị - khu đô thị, đất ở hiện hữu cải tạo chỉnh trang, đất ở xây dựng mới...; Khu đô thị Phú Thịnh với địa hình bằng phẳng, đông dân cư chức năng phat triển thành  đô thị dịch vụ tổ chức không gian: Bao gồm các công trình dịch vụ công cộng, thương mại - dịch vụ, các khu dân cư; Với  Khu đô thị Phú Đức Chức năng là khu đô thị Văn hóa - Thể thao - Công viên cây xanh; Tổ chức không gian: trung tâm văn hóa - thể dục thể thao, công viên cây xanh... Hung Chiến với địa hình đặc trưng có diện tích rộng; Ở Khu đô thị Hưng Chiến 1 Chức năng là khu đô thị thương mại - dịch vụ, tổ chức không gian là trung tâm thương mại dịch vụ, khu dân cư đô thị...trung tâm hành chính của thị xã Bình Long. Cong khu đô thị Hưng Chiến 2 là khu đô thị du lịch sinh thái và là trung tâm hành chính mới của thị xã Bình Long. Tổ chức không gian là +phát xây dựng Khu trung tâm y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo xây dựng mới tại khu đô thị Hưng Chiến 2. Hình thành hệ thống các công viên cây xanh TDTT, quảng trường, kết hợp với hồ Xa Cam. Danh mục các dự án theo từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch chung được phê duyệt (hạ tầng khung và công trình đầu mối), giai đoạn đầu ưu tiên các dự án kết nối các khu vực phát triển đô thị và nguồn lực thực hiện.
Đến nay, dự án hạ tầng kỹ thuật khung, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ưu tiên đầu tư giai đoạn 2017-2020. Nhà máy xử lý nước thải 5.000m3/ng.đ; Đưng ống cấp nước từ xã Thanh Phú về khu vực trung tâm thị xã Bình Long đã hoàn thiện. Xây dựng Trung tâm hành chính mới của thị xã (quy mô 42,77 ha), tại khu vực Hưng Chiến 2 đang thi công. Về cơ sở hạ tầng, giao thông đã đầu tư xây dựng đường Châu Văn Liêm. Nâng cấp Quốc lộ 13 (đoạn giáp ranh huyện Hớn Quản đến đường Nguyễn Du phường Phú Thịnh). Các con đường chính trong nội thị thị xã đã được đầu tư hoàn chỉnh đường Đoàn Thị Điểm (từ đường Châu Văn Liêm đến đường Nguyễn Thái Học); Nâng cấp hoàn chỉnh đường Ngô Quyền và đường Bùi Thị Xuân. Đường Nguyễn Huệ được nâng cấp đoạn từ ngã 3 Xa Cam đến mũi dùi khu vực sân bay. Trường mẫu giáo Thanh Lương. Xây dựng trường Mầm non phường Hưng Chiến. Xây dựng trường Tiểu học Thanh Bình. Xây dựng rạp chiếu phim hạng III. Hệ thống chiếu sáng đã xây đảm bảo ánh sáng giao thông các tuyến đường nội thị. Danh mục dự án hạ tầng kỹ thuật khung, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ưu tiên đầu tư giai đon 2021-2025 tiếp tục dựng Thư viện thị xã với quy mô rộng lớn và đầy đủ hơn; Xây dựng mới chợ Bình Long lên hai tầng, đến năm 2030 có cho người dân giao thương thành chợ đầu mối. Nâng cấp bệnh viện đa khoa thị xã từ 250 giường lên 400 giường. Về đời sống an sinh xã hội, sẽ đầu tư xây dựng 02 khu đô thị mới nhằm hoàn thiện chỉ tiêu về nhà ở.
Nguồn lực thực hiện là tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, ưu tiên các nguồn vốn vay ưu đãi và các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn trái phiếu Chính phủ, để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị để thu hút các thành phần kinh tế vào đầu tư; Xây dựng quỹ đầu tư phát triển đô thị của thị xã.; Đẩy mạnh thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư; kêu gọi và khuyến khích các hình thức đầu tư, liên kết BT, BOT, BTO v.v... Thực hiện Thí điểm triển khai đầu tư xây dựng một số dự án hạ tầng trọng điểm theo phương thức BOT, BT. Ngoài ra thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển đô thị:
Quy hoachk quỹ đất, nâng cấp hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Khai thác quỹ đất để xâdựng cơ sở hạ tầng cho từng khu vực phát triển đô thị, sử dụng hình thức đổi đất để lấy cơ sở hạ tầng, coi đây là nguồn vốn lớn. Ngày 09/12/2022 vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Bình Long tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự án đầu tư khu dân cư sân banh Lòng Chảo; Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của thị xã. Khu dân cư Lòng Chảo thuộc khu phố Phú Lộc phường Phú Đức, quy mô diện tích là 31.047,9 m2 và được phân thành các khu chức năng: Khu nhà ở; khu công trình thương mại dịch vụ; khu cây xanh cảnh quan; khu cây xanh cách ly; đất hạ tầng kỹ thuật; đất giao thông. Kế hoạch sử dụng đất của thị xã Bình Long trong năm 2023, với tổng diện tích tự nhiên 12.640,67 ha, trong đó đất nông nghiệp là 11.043,4 ha; đất phi nông nghiệp: 1.584,14 ha. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của thị xã bao gồm: đất nông nghiệp 8.905,39 ha; đất phi nông nghiệp 3.735,28 ha. Tại hội nghị, các đại biểu thống nhất việc quy hoạch khu dân cư Lòng Chảo, cũng như quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã, việc quy hoạch phù hợp với xu hướng phát triển của thị xã trong tương lai. Hội nghị đề xuất phải có quy hoạch các con đường giao thông thuận tiện; khu vực sử dụng làm bãi rác; khu vực xây dựng trang trại phù hợp với sự phát triển của thị xã. Đối với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2023 cần bổ sung thêm nguồn quỹ đất cho giáo dục. Đối với đất ở tại khu dân cư Lòng Chảo cần có quy hoạch diện tích đất các khu nhà ở tương đương nhau.  Cần tăng diện tích đất dịch vụ thương mại để thúc đẩy phát triển kinh tế thị xã.   Nhận thấy vị trí đắc địa, tầm quan trọng trong hệ thống phát trển kinh tế, văn hóa của Bình Phước, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cụ thể Tổ chức thực hiện. Với Sở Xây dựng phải Chủ trì triển khai công bố Chương trình phát triển đô thị thị xã Bình Long. Chủ trì triển khai lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị thị xã Bình Long trên cơ sở quy hoạch chung và Chương trình phát triển đô thị của thị xã được phê duyệt. Chủ trì đôn đốc, kiểm tra và báo cáo quá trình thực hiện cho UBND tỉnh; Thứ hai là Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài chính đề xuất với UBND tỉnh, hướng dẫn cơ chế ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án trong các khu vực phát triển đô thị. Hàng năm, tham mưu UBND tỉnh kịp thời bố trí các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư các công trình theo danh mục đã được phê duyệt.
 Đất lành chim đậu
Thị xã Bình Long là địa phương đất lành chim đậu; Sang 2023 tới đây m bước sang năm thứ 14 thành lập. Thị xã Bình Long hiền hòa nằm trên quốc lộ 13, nằm cách Sài Gòn chừng 100km về phía tây bắc. Thị xã Bình Long là trung tâm giao thương, có vị trí nối liền với các khu vực có tầm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế như thị xã Bến Cát, TP Thuận An, TP Thủ Dầu Một, TP Dĩ An của Bình Dương trước khi tiếp với Hồ Chí Minh ngã tư Bình Phước; Phía Bắc tiếp giáp với địa phương tầm ảnh hưởng quốc phòng là Lộc Ninh. Theo QL13 chạy sang biên giới với nước bạn Campuchia. Đây là huyết mạch giao thông xuyên Ámà thị xã Bình Long giữ vai trò quan trọng trong chiến lược kinh tế và quốc phòng.
Thị xã Bình Long nằm ở vị trí thuộc khí hậu gió mùa cận xích đạo do nằm trong vùng khí hậu Đông Nam Á, quanh năm ít gió bão. Một điều kỳ diệu ở vùng đất Bình Phước là khi nào có ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới gió mùa, hoặc bão đổ bộ vào cá tỉnh miền Trung, hay miền Bắc thì ở Thị xã Bình Long sẽ có ảnh hưởng mưa, như chia sẻ thời tiết với nhân dân miền Trung. Cái lạnh chỉ có ở nơi đây vào tháng 12 hàng năm dịp Noel, nhưn cũng chỉ lạnh“se sắt lòng”, ở mức nhiệt từ 22 -28 độ.  Vì không có mùa đông nên thuận tiện cho phát triển các loại cây trồng nhiệt đới và sản xuất nông nghiệp. Con người sinh sống ở đây, hưởng lộc khí hậu mát mẻ quanh năm. Khí hậu được phân hoá thành hai mùa rõ rệt: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa thấp là mùa khô; Còn từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa lớn, lớn nhất vùng Đông Nam Bộ, mùa mưa. Từ điều kiện thuậ lợi ở tầng khí hậu ôn hòa nên ở Bình Long rất phong phú với tài nguyên đất. Gồm nhiều loại đất khác nhau như đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất dốc tụ phân bố trên các khu vực khác nhau. Tài nguyên khoáng sản ở đây chủ yếu là sét gạch ngói, đá xây dựng và Laterit Chính vì vây, các loại cây rau cung cấp thục phẩm rất đa dạng, cây ăn trái nhiều loại, Xoài, sầu riêng, vú sữa, chôm chôm, cam, bưởi, mít, đu đủ, roi, na… đều là các loại cung cấp nhu cầu thị thực phong phú cho người dân tại đây. Cây trái đa dạng, phong cảnh hữu tình, thổ nhưỡng phì nhiêu giúp hoạt động trồng trọt thuận lợi, thị xã Bình Long nổi tiếng với những rừng cao su bạt ngàn cùng những cung đường nối liền các đồn điền cao su. Mùa thu thay lá cao su là điểm đến ý nghĩa, thu hút các bạn trẻ, đôi thanh niên vào rừng cao su chụp hình kỷ niệm mùa cao su thay lá thật đẹp. Ngoài ra Bình Long còn làm du khách ngoài khu vực thích thú và bị cuốn hút bởi những vườn điều nặng trĩu quả, những vườn tiêu xanh mướt. mùa chôm chôm màu xoài…. đều trĩu quả các nhà vườn nội ô và ngoại thành.
 Ngoài ra, tài nguyên nước của Bình Long vô cùng dồi dào do hai con sông là sông Sài Gòn và sông Bé cung cấp cùng với hệ thống các dòng suối lớn nhỏ và sẵn các bưng bàu chứa nước rất thuận tiện cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Dù là địa phương kinh tế mới, người dân nhập cư khoảng trên dưới 50 năm lại đây, gọi là dân nhập cư vùng kinh tế mới. Nhưng khi sinh sống ở Bình Long, mọi người đều hòa chung một nét dẹp văn hóa trong ứng xử rất văn minh. Người Bình Long nổi bật là nết tính thật thà, trung thực, cuộc sống ôn hòa. Phong cách sống rất hiện đại, có màu sắc phương Tây nhưng truyền thống thân ái, đoàn kết là vẻ đẹp của văn hóa Bình long. Cuộc sống ở đây rất hài hòa, yên bình. Nét đẹp văn minh hiện đại này là đặc trưng văn hóa ứng xử chung của Bình Long. Bên cạnh đó, con người Bình Long rất thân tình, hiếu khách. Nếp sống này đã tạo nên vẻ đẹp của văn hóa đô thị thị xã Bình Long mà ai sống ở đây, khách xa đến cũng cảm nhận được.
Trong chiến tranh khi xưa chống Pháp và Mỹ, thị xã Bình Long, Bình Phước luôn là nơi chiến trường căng thẳng nhất, ác liệt nhất. Bom đạn và sự huỷ diệt tàn phá của kẻ thù khiến nơi đây chịu bao đau thương khi nằm giữa ranh giới quá mong manh của sự sống và cái chết. Dù vậy, những đau khổ tột cùng như vậy đều không giết chết được ý chí kiên cường bất khuất của con dân Bình Long bám trụ và chống lại giặc, quyết lòng giải phóng quê hương khỏi tay bọn giặc tàn ác. Con người Bình Long anh dũng trong lịch sử. Mùa hè đỏ lửa năm 1972 đã tạc lên trang sử Việt Nam một kỳ tích anh dũng của quân và dân tỉnh Bình Long (cũ) làm bàn đạp để cùng với hai mũi tiến công  khác áp sát giải phóng Sài Gòn ( TP Hồ Chí Minh) 1974.
Tiềm năng du lịch
Thị xã Bình Long có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng đang chờ bạn khám phá với khung cảnh thiên nhiên cực kỳ tươi đẹp, các món ngon và địa điểm vui chơi và nét văn hóa đặc trưng ở nơi đây. Các loại hình du lịch phổ biến ở đây là du lịch giải tríthácdu lịch sinh thái, ẩm thực.
Chính vì có lịch sử hình thành mang dấu ấn riêng, khi nói đến gia trị du lịch Bình Long là nhớ tới các điểm Di tích lịch sử tại Bình Long là dấu tích oanh liệt nhưng cũng nhuốm đầy đau thương do Mỹ - Ngụy gây ra.  Ngay cạnh công viên thị xã là tượng đài ở mộ Ba nghìn người đã được Chứng nhận di tích Quốc gia. Ở đây là nơi khi xưa quân Mỹ đã chôn vùi những người dân vô tội,. Năm 2018, tròn 20 năm thành lập tỉnh Bình Phước, chính quyền địa phương đã cho xây dựng thành khu mộ để tưởng nhớ những người đã khuất. 

Dinh tỉnh trưởng ở Bình Long khi xưa là nơi ở và làm việc của tỉnh trưởng tỉnh Bình Long thời Mỹ được xây dựng với kiến trúc kết hợp Đông Tây, được đặt những cây cổ mang hình dáng rất độc đáo. Khi người dân đến Uỷ ban nhân dân thị xã để làm việc cũng là tới địa điểm di tích này.
Đặc sản đậu phụ, cà phê Bình Long
Đến với Bình Long Bình Phước bạn quên thưởng thức món đặc sản thôn quê nơi đây, đó là đậu phụ Bình Long. Đậu ở đây dưới bàn tay của người Bình Long khéo léo tỉ mỉ cùng nguyên liệu đậu được chọn lọc kỹ càng mang hương vị thơm ngon mà không ở đâu có được, rất là đặc trưng. Cà phê Bình Long mỗi buổi sáng là một nét đẹp của văn hóa ẩm thực người dân Bình Long. Có quán cà phê đã tồn tại hơn 40 năm. Người đến quán quá phê không chỉ để thưởng thức ly cà phê thơm nồng, ngọt ngào của hương vị thức uống đậm đà chất cao nguyên giàu dinh dưỡng này; Mà ở đó, cho khách một cảm giác nghỉ ngơi, thoải mái trong không giam yên bình, sự thân thiện của phục vụ và ôn hòa với mọi người xung quanh. Những ngày trong mùa Giáng sinh se lạnh mỗi sơm mai này, quán cà phê cho chúng ta cảm nhận được giá trị của nồng nàn, không gian cổ điển cùng bản nhạc thính phòng khi một buổi sáng ta ngồi bên ly cà phê nóng ở thị xã Bình Long mới thấy được sự yên bình, nên thơ Bình Long.
                                                                                                        Trần Linh
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây