KỶ NIỆM VỚI NGHỀ GIÁO XƯA VÀ NAY
Bình Long
2022-11-18T13:19:56+07:00
2022-11-18T13:19:56+07:00
https://binhlong.binhphuoc.gov.vn/vi/news/Cuoc-song-quanh-ta/ky-niem-voi-nghe-giao-xua-va-nay-8707.html
https://binhlong.binhphuoc.gov.vn/uploads/binhlong/news/2022_11/image-20221118131843-1.jpeg
UBND thị xã Bình Long
https://binhlong.binhphuoc.gov.vn/uploads/binhlong/quochuy_1.png
Thứ sáu - 18/11/2022 13:18
Ngày nay, đời sống phát triển, xã hội đổi mới, cuộc sống con người được đầy đủ hơn; Phú quý sinh lễ nghĩa. Các dịp lễ tết, trước lúc ngày lễ đến là cờ hoa trên các nẻo đường phố, ngõ làng, người dân ai cũng sẵn sàng chào đón với tinh thần phấn khởi. Ngày 20/11 hàng năm cũng không ngoại lệ. Thậm chí là một ngày lễ mà gây nhiều chú ý vào mỗi dịp tháng 11 hàng năm. Các trường học Ban giám hiệu phát động thi đua lớn nhỏ trong Hội đồng nhà trường để chào mừng; Đoàn thanh niên xây dựng, tập dợt các chương trình thi văn nghệ, hoạt động phong trào hoa điểm mười, tuần học tốt; Công đoàn triển khai tuần dạy giỏi, tiết học tốt…. Và trong đó, đối tượng hí hửng nhất, hồ hởi nhất không ai khác. Là các em học sinh. Trước ngày lễ đã soạn, diễn tập văn nghệ, ca nhạc…. Đến ngày lễ tìm cách mừng thầy cô của mình, chúc mừng Ngày Nhà giáo tưng bừng.
Nhớ lại khoảng 30 năm trước, vào những năm 90 của thế kỷ XX. Tinh thần ngày Nhà giáo Việt Nam trong tâm trí thầy cô và học sinh cũng hí hửng đón chờ. Tuy nhiên, thời mà cả đất nước đang còn nhiều dấu ấn là đời sống nông thôn, trường làng nằm yên dưới các tán cây xanh trong các khu xóm yên bình. Ít nhà có ti vi, báo đài rất - rất hiếm có; Chỉ có vài nhà ở thành thị có chiếc ti vi trắng đen, còn ở quê thông tin thường chủ yếu chỉ ở chiếc đài Cassette, nắm bắt thông tin chủ yếu qua đài tiếng nói Việt Nam.
Những học sinh ở miền quê, thời tiểu học chúng tôi không được đầy đủ như bây giờ. Chỉ có đi học và lao động phụ giúp gia đình. Một buổi đi học, một buổi về phụ bó mẹ chăn bò, thái bèo, băm rau… chăm lợn, chăm gà….Đa phần phụ huynh quần quật với công việc đồng áng, ít người biết đến ngày 20/11. Cô thầy ở quê tôi ai cũng được Ủy ban xã cắt chia cho môt vài thửa ruộng ở khu vực gần trường. Nhờ phụ huynh có trâu bò cày ải giúp gieo lúa. Có nguồn lương thực phụ thêm đồng lương giáo viên heo hắt. Tình nghĩa giáo viên phụ huynh thấm đượm hơn vì được cảm thông, chia sẻ; Hằng năm, đến tháng 11, hầu như đoàn đội các trường phát động làm báo tường. Đây là phong trào được hào hứng nhất đối với chúng tôi, những hoc sinh trường làng, được có cơ hội bộc lộ tâm tư, tình cảm của mỗi đứa dành cho thầy cô, viết lên cảm xúc của bản thân về thầy cô chủ nhiệm yêu mến của mình mà lâu nay không có cơ hội thể hiện. Nào là thơ, đoạn tản văn, hình ảnh yêu thương về trường lớp, cảm xúc…rủ nhau từng nhóm ‘thi” nhau “sáng tác”. Khen chê bình phẩm về bài của nhau, niềm vui cứ thế mà lan tỏa từ trường về nhà mỗi dịp gần ngày Hiến chương nhà giáo. Những “sáng tác” tuy vụng về nhưng rất dễ thương. Tuy ngắn “ngủn” nhưng rất nghĩa tình, chan chứa tỉnh cảm dành cho thầy cô cả mình. Dạy học là “nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” là câu quen thuộc. Quen thuộc vì đúng với tâm thức của nhân dân về nghề giáo. Thời gian trôi đi, xã hội phát triển, dù đời sống công nghệ số có chuyển hướng nhận thức, quan niệm sống như thế nào thì nghề giáo không thể thay đổi vị thế và chức trách của mình trong sứ mệnh trồng người. Đó là một trách nhiệm cao cả mà xã hội gửi gắm và giao phó. Vì lẽ đó chúng ta luôn luôn tin nghề giáo là “nghề cao quý nhất”. Bởi vì từ tầng lớp tri thức cấp cao, chính trị gia kiệt xuất, hay thương gia giàu có, đến một sỹ quan cấp hàm uy thế nói hàng nghìn thanh niên chấp hành trong quân đội, đến các cô - các chị bán hàng xén, bán lẻ hang tạp hóa ở chợ quê…ai cũng có trong mình ít nhất là một hình ảnh người thầy người cô đã dạy dỗ mình. Nhà trẻ nhỏ đến người già, ai nấy cũng từng một thời cắp sách đến trường, một kỷ niệm về ngôi trường mình học ở đó được thầy cô giáo dạy dỗ từ ngày thơ ấu mà được trưởng thành.
Thời gian dần trôi qua, hằng năm cứ đến gần ngày 20/11, hoa hai bên đường trước cổng trường đầy ắp, nhưng mà lòng thì cứ ngổn ngang, cảm xúc vui, buồn. Mỗi năm đi qua, lại cảm thấy ngành giáo dục càng nhiều áp lực. Nhiều vấn đề mới nảy sinh và nhiều việc mới cần phải làm. Xã hội nghĩ về nghề giáo cũng ngày càng khác biệt. Có người đề nghị xem xét lại truyền thống “tôn sư trọng đạo” và cũng có người nhận xét ngày 20/11 ngày nay nhiều hoa, quà mà nhạt nhẽo. Chúng ta nên nhìn các vấn đề trong xu thế xã hội. Ngày nay rất quan trọng nghi thức, ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày lễ lớn trong năm. Vì vậy, có tổ chức “rình rang” hơn thì cũng là cần phải có. Tuy nhiên, cắt giảm những nghi thức rườm rà, sáo rỗng…để nghi lễ ngắn gọn, tôn kính và gần gũi hơn cho học sinh và thầy cô giáo có khoảng không gian ôn lại kỷ niệm; trao gửi tâm tư nghĩa tình thầy trò là điều đáng quan tâm.
Trần Linh