Công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở thị xã Bình Long còn nhiều khó khăn trong công tác xây dựng, củng cố, nhân rộng mô hình, điển hình

Thứ hai - 03/06/2019 15:53 571 0
Nhận thức được vị trí, vai trò trong công tác xây dựng và phát triển các mô hình, điển hình tiên tiến là hình thức cơ bản, hiệu quả nhằm thu hút đông đảo thanh thiếu nhi tham gia phong trào đồng thời khơi dậy tiềm năng thế mạnh của thế hệ trẻ Bình Long xung kích, tình nguyện, bảo vệ Tổ quốc; trong những năm qua, Ban thường vụ (BTV) Thị đoàn đã chỉ đạo các cơ sở đoàn trực thuộc thường xuyên tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để có kế hoạch duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình. Nghiên cứu, xây dựng mô hình mới phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương. Tập trung xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến, lồng ghép công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào thanh thiếu nhi.
thanh n
CLB thầy thuốc trẻ khám bệnh cho đồng bào DTTS KP Bình Ninh I trong tháng thanh niên năm 2016 Ảnh: Văn Dũng

5 năm qua các cấp Đoàn – Hội phối hợp tổ chức xây dựng, nhân rộng các mô hình có hiệu quả; các mô hình hoạt động ngày càng chất lượng, bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tại các địa phương; Đồng thời BTV Thị đoàn chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở Đoàn trực thuộc thành lập các mô hình câu lạc bộ (CLB), tổ đội nhóm theo sở thích. Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam thị xã thành lập được 07 CLB trực thuộc và 16 tổ hợp tác thanh niên phát triển kinh tế tại các xã, phường. Các cơ sở Đoàn – Hội thành lập được 110 tổ đội nhóm theo sở thích.
Qua triển khai, quán triệt sâu sắc việc xây dựng, tổ chức nhân rộng mô hình, điển hình đã đạt được kết quả hết sức quan trọng, nhiều mô hình tiêu biểu được nhân rộng hiệu quả như: Mô hình “Nồi cháo yêu thương dành cho trẻ em khó khăn, lang thang” tại Đoàn xã Thanh Phú và Chi Đoàn Khối Đảng – Khối vận; Mô hình “Ngân hàng máu sống” nhằm cấp cứu người, kịp thời và “CLB Thầy thuốc trẻ” của Đoàn cơ sở Trung tâm y tế; mô hình “Ngôi nhà 100 đồng” của Chi đoàn quân sự; Mô hình “Xe đạp cùng bạn đến trường” và mô hình “Nón bảo hiểm đồng hành cùng bạn” đã vận động xe đạp và nón bảo hiểm cho các em học sinh; Mô hình “Tiếp sức đến trường” nhằm giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đến trường; Mô hình “Tập hợp, đoàn kết thanh niên dân tộc, tôn giáo”; Mô hình viết sách gây quỹ học bổng; Mô hình “Ánh sáng an ninh”; Mô hình “Quỹ khởi nghiệp”; Mô hình “Tuyến phố văn minh”. Triển khai mô hình thông qua các cuộc vận động như: “Vì đàn em thân yêu”, “Áo trắng cùng bạn đến trường”, “Vòng tay bè bạn”,“Nón bảo hiểm đồng hành cùng bạn”, “heo đất” gây quỹ đến trường... Kết quả, vận động các mạnh thường quân và các tổ chức xã hội trao được 685 suất học bổng với tổng giá trị là 161.500.000 đồng; 932 phần quà trị giá 163.300.000 đồng; 1500 áo trắng, 10.940 tập trắng, 15.970 cây viết, 7.320 bộ SGK; 930 cặp với tổng trị giá trên 150.550.000 đồng, giúp đỡ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục tới trường; trao 237 xe đạp trị giá 355.500.000 và 400 nón bảo hiểm cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Mô hình “Giáo dục, cảm hóa thanh thiếu nhi chậm tiến” được triển khai thông qua hình thức thăm hỏi, vận động các đối tượng thanh niên chậm tiến tái hòa nhập cộng đồng, tham gia tổ chức Đoàn – Hội. Kết quả, giáo dục, cảm hóa được 21 đối tượng thanh niên chậm tiến thi hành án phạt tù, tổ chức thăm hỏi các đối tượng với tổng số tiền 10.000.000 đồng; vận động tham gia sinh hoạt tổ chức Đoàn – Hội được 15 thanh niên, trong đó có 07 thanh niên tham gia là thành viên Câu lạc bộ “Vì ngày mai tươi sáng”, tiếp cận giúp đỡ 57 thanh niên thi hành án phạt tù trở về địa phương.
Nhìn chung, công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến xuất sắc trong phong trào thanh thiếu nhi của các cấp Đoàn - Hội đã được triển khai và thực hiện có hiệu quả; nhiều mô hình hoạt động của tập thể, cá nhân có tác động ảnh hưởng tốt. Về đội ngũ cán bộ cơ sở trực tiếp điều hành quản lý các mô hình thường là cán bộ Đoàn - Hội, đa số đều nhiệt tình tích cực, chịu khó vận dụng triển khai các hoạt động phong trào, quản lý, điều hành các mô hình hiệu quả. Các cấp Đoàn - Hội đã chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực thông qua các đợt tập huấn các chuyên đề qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tại cơ sở.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng, củng cố, nhân rộng mô hình, điển hình của các cấp Đoàn - Hội còn có những khó khăn, tồn tại đó là: Việc phát hiện nhân tố mới chưa kịp thời; xây dựng mô hình tại cơ sở có nơi còn lúng túng. Một số cơ sở Hội thành lập mô hình theo phong trào, hình thức thiếu tính vững chắc; nhiều mô hình thành lập nhưng chưa có phương pháp hoạt động cụ thể khoa học dẫn đến giải thể; Việc củng cố, duy trì hoạt động có nơi còn khó khăn, vì không có nguồn lực; việc nhân diện rộng những điển hình tiên tiến xuất sắc chưa bài bản, nên chưa phát huy tối đa được nội lực, tiềm năng và sáng tạo của tập thể, cá nhân. Một số nơi chính quyền địa phương chưa quan tâm, đầu tư đúng mức đến công tác phát hiện, xây dựng, củng cố, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến, nên chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa hỗ trợ nguồn lực để khuyến khích, động viên những nhân tố mới, điển hình. Cơ sở Đoàn – Hội có nơi chưa sâu sát để phát hiện nhân tố mới; chưa có hình thức giúp đỡ, bồi dưỡng để hình thành những tập thể điển hình, cá nhân tiêu biểu…; cán bộ trực tiếp tham gia điều hành hoạt động của mô hình năng lực còn hạn chế; kinh phí hoạt động không có nên duy trì mô hình lâu dài là rất khó khăn./.
Văn Dũng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây